CHUYỆN THỊ PHI

nhan-biet-ke-hay-ngoi-le-doi-mach-qua-nhung-yeu-to-sau2 phunutoday_vn

Trong cuộc sống, đôi lúc chúng ta quá mệt mỏi với chuyện thị phi, đàm tiếu không có căn cứ, những chuyện suy đoán một cách tùy tiện, những chuyện phóng đại một cách quá đáng, những chuyện ngồi lê đôi mách của những người buôn chuyện …. những chuyện thị phi như thế nếu nhắm vào mình thì sẽ khiến cho ta nghẹt thở và cảm thấy môi trường sống quanh ta thật ngột ngạt khó sống. Làm sao để  trần tình, giải bày với miệng lưỡi thế gian? Tốt nhất là hãy chọn cách ứng xử như hai câu chuyện sau đây:

1. Quy luật của xe rác: Một hôm tôi nhảy vào một chiếc taxi để ra phi trường. Đang chạy đúng làn bỗng từ bãi đậu xe phía trước một chiếc xe nhà màu đen phóng ra. Người lái taxi thắng kêu một tiếng két và tránh không va chạm xe kia trong đường tơ kẻ tóc! Người lái xe kia ngoái đầu mắng chúng tôi. Người lái taxi chỉ cười vẫy chào lại. Tôi thấy anh thật là tử tế. Thế nên tôi hỏi: “Sao anh hiền vậy? Anh kia suýt tông hư xe anh và mình có lẽ đã phải nhập viện!”. Bấy giờ anh lái taxi dạy tôi bài học này, tôi gọi nó là: “Quy luật của xe rác”.Anh giải thích rằng nhiều người cứ như là xe rác vậy. Họ chạy vòng quanh mang theo đầy rác, đầy bực dọc, đầy nóng giận và chán chường. Vì rác của họ đầy ắp, họ cần nơi đổ rác và đôi khi họ trút lên bạn. Đừng mang nó vào mình. Chỉ cần mỉm cười, vẫy chào, chúc điều tốt lành rồi ta cứ đi tiếp. Đừng thèm lấy rác đó rồi mang rải cho người khác nơi làm việc, nơi dọc đường hay mang về nhà. Người thành đạt quyết không để cho mấy xe chở rác làm hỏng ngày của mình.

Bài học: Cuộc đời quá ngắn để mà cứ sống trong hối tiếc, vậy nên… hãy yêu thương người cư xử tốt với mình và cầu nguyện cho ai xử tệ. Cuộc sống này ta tạo nên nó chỉ mười phần trăm, còn chín mươi phần trăm là tùy thuộc cách ta tiếp nhận nó!

2. Ngược lại với yêu: Một giáo sư đang giảng về “tiểu thuyết” ở một lớp học của các nhà văn trẻ, giáo sư bỗng dừng lại hỏi các học viên: – Ngược lại với yêu là gì? – Ghét ạ! Giáo sư đi đi, lại lại, trầm ngâm, ông bỏ giáo trình xuống bàn và nói: – Thế này nhé: Ví như anh đang yêu, sau đó chia tay! 50 năm sau anh 70 tuổi, tình cờ gặp lại người cũ trong một chiều đi dạo. Lúc đó bà nọ chằm chằm nhìn anh và nói: “Ông A ơi tôi ghét ông!”. Nếu tình tiết xảy ra đúng như vậy, anh phải mừng cho bản thân mình! – Vì sao? – Vì anh là người may mắn mới có người ghét anh hàng nửa thế kỷ. – May mắn quái gì, phi lý! – Bình tĩnh, bình tĩnh, anh nghĩ kỹ xem, ghét cũng cuốn hút tình cảm như yêu như thương, tức là tình cảm của ai đó vẫn nghĩ về anh. Có người ghét anh 50 năm, tức là vẫn nghĩ về anh 50 năm, thật là hiếm có đấy! Anh may mắn không nào? Điều đáng sợ là khi anh gặp lại người cũ, anh hỏi: “Bà B ơi có nhớ tôi không?”. Người nọ đứng đực ra nhìn anh và nói: “Thưa ông, tôi nom ông hơi quen quen, ông là ai?”. Cả lớp cười ồ lên, câu chuyện tưởng tượng này quả là thú vị pha thêm chút ngượng ngùng… Giáo sư khẳng định: “Ngược lại với yêu đâu phải là ghét!”. Cả lớp nhất trí với giáo sư: “Ngược lại với yêu là lãng quên!”.

Bài học: Cách “trả thù” tốt nhất là lãng quên, bơ đi coi như không nghe và sống tiếp.
TL sưu tầm

digg delicious stumbleupon technorati Google live facebook Sphinn Mixx newsvine reddit yahoomyweb