Hang động di tích Phật giáo tráng lệ nhất tại Ấn Độ

Năm 1819, một người Anh tên là John khi đi săn bắn tại một vùng núi Ấn Độ, lúc ông đuổi chú hổ đến một hang động dưới thung lũng, ông tình cờ phát hiện một hang động rất kỳ lạ dưới vách núi. Tò mò nên ông từ bỏ theo đuổi con mồi mà tiến vào khám phá hang động.

Khi John tiến vào hang động, khung cảnh trước mắt làm ông thực sự bất ngờ.

Ông phát hiện ra rất nhiều hình ảnh điêu khắc độc đáo về Phật giáo được khắc trên tường hang động, nếu những hình ảnh này được công bố chắc chắn sẽ gây sốc cho nhân loại. Thì ra đây là hang động Ajanta, hang động đã có hơn 2 nghìn năm lịch sử và sau đó được công nhận là một trong những hang động quan trọng nhất về những di tích Phật giáo tại Ấn Độ.

Hang động Ajanta là hang động nằm trong thung lũng Waghora thuộc phía đông bắc Mumbai, Ấn Độ, cách vách núi của hang động dốc có độ cao lên đến 500 m.

Hang động này là di tích Phật giáo lớn nhất và quan trọng nhất Ấn Độ.

Được xây dựng từ thế kỷ thứ 2 TCN đến thế kỷ thứ 9 TCN. Theo “Bách khoa toàn thư” thì hang động này là nơi thờ cúng trong gần 9 thế kỷ, sau đó bị bỏ hoang và đến năm 1819 lại được phát hiện một lần nữa.

Đây là hang động tuyệt đẹp của Phật giáo gồm 29 hang động nhỏ chứa các tác phẩm điêu khắc tranh tường vĩ đại.

Kiến trúc hang động bao gồm các chùa thờ Phật (Viharas) và các lăng mộ của các vị thiền sư (Chaitya-grihas) được đào khoét ngay trong lòng núi.

Mỗi hang động Phật giáo đều được làm từ đá tự nhiên. Bộ sưu tập này phản ánh niềm tin và sự tôn thờ với Đức Phật. Ngày nay khi những giá trị cuộc sống ngày càng thay đổi, thì hang động này không chỉ mang tính nghệ thuật mà còn mang tính thông điệp về một nền văn hóa có nền tảng lịch sử lâu đời.

Hang động này đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới và là địa điểm thu hút khách du lịch của Ấn Độ.

Với giá trị về mặt lịch sử và tôn giáo, nhiều người chọn nơi đây là địa điểm đến hành hương.

                                                                                                                      Nguồn “Đại Kỷ Nguyên”
digg delicious stumbleupon technorati Google live facebook Sphinn Mixx newsvine reddit yahoomyweb