HIẾN CHƯƠNG GHPGVNTN

LỜI MỞ ÐẦU

Công bố lý tưởng hòa bình của giáo lý Ðức Phật, hai tông phái Phật giáo (Bắc Tông và Nam Tông) tại Việt Nam thực hiện nguyện vọng thống nhất thực sự đã hoài bão từ lâu để phục vụ nhân loại và dân tộc: đó là lập trường thuần nhất của Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Thống-Nhất.

Giáo Hội Phật Gíáo Việt Nam Thống Nhất không đặt sự tồn tại của mình nơi nguyên vị cá biệt mà đặt sự tồn tại trong sự tồn tại của nhân loại và dân tộc.

Quan niệm thống nhất Phật Giáo Việt Nam để thực hiện theo chủ trương điều hợp, nghĩa là giáo lý, giới luật và nếp sống của hai tông phái cũng như của hai giới tăng sĩ và cư sĩ chẳng những được tôn trọng mà còn phải nỗ lực phát triển trong sự kết hợp có chỉ đạo. Chính đó là sắc thái đặc biệt của nền Phật Giáo thống nhất tại Việt Nam.

CHƯƠNG THỨ I

Danh Hiệu, Huy Hiệu và Giáo Kỳ của Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Thống Nhất

Ðiều thứ 1: Tổ chức thống nhất của hai tông phái tại Việt Nam lấy danh hiệu là “Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Thống Nhất” viết tắt là: “GHPGVNTN”.

Ðiều thứ 2: Huy hiệu GHPGVNTN là Pháp luân (có 12 căm theo hình vẽ).

HuyHieuGHPGVNTN

Ðiều thứ 3: Giáo kỳ của GHPGVNTN là cờ Phật Giáo Thế Giới.

CoPhatGiao

CHƯƠNG THỨ II

Mục Ðích

Ðiều thứ 4: GHPGVNTN điều hợp hai tông phái Phật Giáo tại Việt Nam để phục vụ nhân loại và dân tộc bằng cách hoằng dương Chánh Pháp.

CHƯƠNG THỨ III

Ðiều thứ 5: Thành phần của GHPGVNTN gồm hết thảy Tăng sĩ và Cư sĩ, thuộc Bắc Tông và Nam Tông chấp thuận Bản Hiến Chương này.

CHƯƠNG THỨ IV

Hệ Thống Tổ Chức

Ðiều thứ 6: GHPGVNTN là một trong những “Trung tâm điểm Ðịa phương” của Hội Phật Giáo Thế Giới.

Ðiều thứ 7: Tại Trung Ương, GHPGVNTN có hai viện:
1) Viện Tăng Thống
2) Dưới Viện Tăng Thống là Viện Hóa Ðạo.

Ðức Tăng Thống và Viện Tăng Thống

Ðiều thứ 8: Ngôi vị lãnh đạo tối cao của GHPGVNTN là Ðức Tăng Thống.

Ðức Tăng Thống trực tiếp lãnh đạo Viện Tăng Thống. Nhiệm kỳ của ngài là bốn năm. Ðức Tăng Thống của nhiệm kỳ kế tiếp thuộc tông phái khác.

Ðiều thứ 9: Viện Tăng Thống gồm có tối thiểu là 4 vị Trưởng Lão từ 60 tuổi sắp lên và 4 vị Thượng Tọa từ 40 tuổi sắp lên do tông phái cung thỉnh.

Ðiều thứ 10: Nhiệm Vụ của Viện Tăng Thống.

a) Chuyên trách về sinh hoạt giới luật cho Tăng, Ni bằng cách:
– Trông coi việc truyền thụ giới luật do Tăng bộ đệ trình.
– Cấp phát giới điệp cho cả hai tông phái.
– Lập Tăng Tịch.
– Trông coi luật “Y luật xử trí” do Tăng bộ đệ trình.
b) Trình Ðức Tăng Thống phê chuẩn và ban hành Hiến Chương GHPGVNTN.
c) Phê chuẩn và ban hành những quy chế liên hệ Tăng, Ni VN.
d) Trình Ðức Tăng Thống tấn phong Viện Hóa Ðạo.
e) Là hội đồng cố vấn về đạo pháp cho Viện Hóa Ðạo.

Ðiều thứ 11: Ðức Tăng Thống và Ðức Phó Tăng Thống do Viện Tăng Thống suy tôn trong hàng trưởng lão của Viện.

Ðức Phó Tăng Thống không cùng một tông phái với Ðức Tăng Thống.

Ðiều thứ 12: Khi Ðức Tăng Thống hoặc Ðức Phó Tăng Thống viên tịch trước nhiệm kỳ thì vị trưởng lão đồng tông phái trong Viện Tăng thống đương nhiên thay thế cho đến khi mãn nhiệm.

Ðiều thứ 13: Viện Tăng Thống có hai vị Chánh, Phó thư ký được cử ra trong 4 vị Thượng Tọa.

Viện Hóa Ðạo

Ðiều thứ 14: Lãnh đạo và điều hành hết thảy các ngành hoạt động của GHPGVNTN là Viện Hóa Ðạo.

Thành Phần của Viện Này Gồm Có:
– Một Viện Trưởng (Tăng sĩ).
– Ba Phó Viện Trưởng (không luận Tăng sĩ, Cư sĩ, hay Tông phái).

Trong Viện Hóa Ðạo có 6 tổng vụ là:

1) Tổng vụ Tăng sự.
2) Tổng vụ Hoằng Pháp.
3) Tổng vụ Pháp Sự.
4) Tổng vụ Tài chánh và Kiến thiết.
5) Tổng vụ Cư sĩ.
6) Tổng vụ Thanh niên.

Ðiều khiển công việc của Tổng vụ là một Tổng Ủy Viên.

Trong mỗi Tổng vụ có các vụ và mỗi vụ do một Ủy viên trông coi. Các Ủy viên nầy do Tổng Ủy viên đề cử và do Ðại Hội GHPGVNTN bầu cử.

1. Tổng vụ Tăng sự có các Vụ sau đây:
– Tăng bộ Bắc Tông Vụ.
– Tăng bộ Nam Tông Vụ.
– Ni bộ Bắc Tông Vụ (y chỉ Tăng bộ B.T).
– Ni bộ Nam Tông Vụ (y chỉ Tăng bộ N.T).
– Phật học Vụ.

2. Tổng vụ Hoằng Pháp có các Vụ sau đây:
– Phiên dịch Vụ.
– Trứ tác, Báo chí Vụ.
– Truyền bá Vụ.
– Kiểm duyệt Vụ.

3. Tổng vụ Pháp sự có các Vụ sau đây:
– Nghi lễ Vụ.
– Giáo dục Vụ.
– Văn mỹ nghệ Vụ.
– Xã hội Vụ.

4. Tổng vụ Tài Chánh và Kiến thiết có các Vụ sau đây:
– Bất động sản Quản trị Vụ.
– Ðộng sản Quản trị Vụ.
– Kiến thiết Vụ.

5. Tổng vụ Cư Sĩ có các Vụ sau đây:
– Thiện Tín Bắc Tông Vụ.
– Thiện Tín Nam Tông Vụ.
– Phật tử chuyên nghiệp Ðặc trách Vụ.

6. Tổng vụ Thanh niên có các Vụ sau đây:
– Gia Ðình Phật Tử Vụ.
– Sinh viên Phật tử Vụ.
– Học sinh Phật tử Vụ.
– Thanh niên Phật tử Vụ.

Ðiều thứ 15: Viện Trưởng, các Phó Viện Trưởng và các Tổng Ủy viên họp thành ban chỉ đạo, chỉ đạo mọi Phật sự của Viện Hóa Ðạo.

Ðiều thứ 16: Ðể đôn đốc và kiểm tra Phật sự tại các Tỉnh, Viện Hóa Ðạo bổ nhiệm 7 vị đại diện tại 7 miền, lấy pháp hiệu của 7 vị Cao Tăng Việt Nam sau đây:
– Vạn Hạnh (Bắc Trung Nguyên Trung Phần).
– Liễu Quán (Nam Trung Nguyên Trung Phần).
– Khánh Hòa (Miền Ðông Nam Phần).
– Huệ Quang (Miền Tây Nam Phần).
– Vĩnh Nghiêm (Phật tử Miền Bắc).
– Quảng Ðức (Thủ đô Sàigòn, trực thuộc Viện Hóa Ðạo).
(lưu ý !!! THIẾU MỘT MIẾN)

Ðiều thứ 17: Tại mỗi Tỉnh có một Tỉnh Giáo Hội trực thuộc Viện Hóa Ðạo, điều khiển bởi một Ban Ðại Diện gồm có:
– Một Chánh Ðại Diện.
– Hai Phó Ðại diện.
– Một Ðặc Ủy Tăng Sự.
– Một Ðặc Ủy Hoằng Pháp.
– Một Ðặc Ủy Pháp sự.
– Một Ðặc Ủy Tài Chánh và Kiến thiết.
– Một Ðặc Ủy Cư sĩ.
– Một Ðặc Ủy Thanh niên.
Các Tiểu ban thiết lập tùy nhu cầu chiếu theo các Ủy viên của Viện Hóa Ðạo. Vị điều khiển được là Trưởng Ban.

Ðiều thứ 18: Ðể đôn đốc và kiểm tra Phật sự tại các Quận, Viện Hóa Ðạo bổ nhậm các đại diện Quận do Tỉnh Giáo Hội đề nghị lên.

Ðiều thứ 19: Ðơn vị của GHPGVNTN là Xã (tại các tỉnh) và Phường (tại các đô thị).

Tất cả các chùa, Tăng sĩ và Cư sĩ thuộc hai Tông phái tại các đơn vị này liên kết với nhau thành lập GHPGVNTN tại các xả hay phường. Trụ sở đặt tại một ngôi chùa hay một nơi thuận tiện.

Tại các Xã và Phường có một ban Ðại diện gồm có:
– Một Chánh Ðại diện.
– Một Phó Ðại diện.
– Một thư ký.
– Một phó thư ký.
– Một thủ quỹ.
– Một phó thủ quỹ.
– Bốn cố vấn Kiểm Soát.

Các Tiểu ban đặt ra tùy theo nhu cầu.

Tại các Thôn, Ấp nếu có nhiều chùa thì Tăng sĩ và Cư sĩ có thể thành lập một đơn vị qua sự nhận xét của Tỉnh Giáo Hội.

Ðiều thứ 20: Nhiệm kỳ của Viện Hóa Ðạo và các ban đại diện các cấp là hai năm.

Ðiều thứ 21: Viện Hóa Ðạo củng như ban Ðại diện Tỉnh, Xã và Phường đều có các Cư sĩ tham dự, các Cư sĩ nầy có quyền hạn đúng theo nhiệm kỳ của mình.

Ðiều thứ 22: Trường hợp một chức vị trong Viện Hóa Ðạo bị khuyết:
a) Nếu là Viện Trưởng thì 3 vị phó Viện trưởng họp nhau và tự bầu một vị lên thay nhưng phải là Tăng sĩ.
b) Nếu là Tổng Ủy viên thì trong Tổng vụ liên hệ hợp nhau bầu một vị lên thay. Vị đắc cử Tổng ủy viên kiêm nhiệm trách vụ củ của mình.
c) Nếu là một ủy viên thì các ủy viên đồng Tổng vụ hợp nhau bầu một vị kiêm nhiệm.
Gặp trường hợp vị được bầu Tổng Ủy Viên kiêm nhiệm hoặc ủy viên kiêm nhiệm không chịu nhận chức thì toàn Viện Hóa Ðạo họp Hội đồng thỉnh cử một vị ngoài Viện thay thế.
Các ban đại diện Tỉnh, Xã, hoặc Phường nếu có chức vị bị khuyết, tùy hoàn cảnh, củng theo thể thức như trên.

CHƯƠNG THỨ V

Ðại Hội GHPGVNTN

Ðiều thứ 23: Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo triệu tập Ðại Hội GHPGVNTN hai năm một kỳ khoáng đại để bầu Viện Hóa Ðạo và mỗi năm một kỳ thu hẹp để kiểm điểm Phật sự.

Thành phần tham dự đại hội khoáng đại gồm có năm Ðại biểu của mỗi Tỉnh Giáo Hội (kể cả Tăng sĩ và Cư sĩ do Ðại hội Tỉnh bầu ra trong hoặc ngoài ban đại diện).

Thành phần đại hội thu hẹp gồm có:
– Các chức vị trong Viện Hóa Ðạo.
– Các Ðại diện Miền.
– Chánh Phó Ðại diện Tỉnh.

Ðiều thứ 24: Những chức vị trong Viện Hóa Ðạo được đề nghị ra trong hoặc ngoài số Ðại biểu tham dự Ðại Hội khoáng đại và phải được Ðại hội nầy bầu cử.

Các chức vị trong ban Ðại diện Tỉnh, Xã và Phường cũng y theo thể thức này.

Ðiều thứ 25: Vị Ðại diện Giáo Hội Tỉnh triệu tập Ðại Hội Giáo Hội Tỉnh hai năm một kỳ khoáng đại để bầu ban Ðại diện Tỉnh và mỗi năm một kỳ thu hẹp để kiểm điểm Phật sự.

Thành phần tham dự Ðại hội khoáng đại Tỉnh gồm có:
– Ðại biểu Xã hay Phường (mổi Xã hay Phường cử bốn Ðại biểu).

Thành phần tham dự Ðại Hội thu hẹp gồm có:
– Toàn ban Ðại diện Tỉnh.
– Các Ðại diện Quận.
– Chánh, Phó Ðại diện Xã hay Phường.

Việc triệu tập Ðại hội khoáng đại hay thu hẹp tại các Xã hay Phường đồng theo một thể thức như trên.

Ðiều thứ 26: Các Ðại hội bất thường ở các cấp Trung Ương do Ðức Tăng Thống triệu tập. Các Ðại hội bất thường cấp Tỉnh do Viện Hóa Ðạo triệu tập.

Ðại hội bất thường ở cấp Xã, Phường do ban Ðại diện Tỉnh Giáo Hội triệu tập.

Ban Ðại diện Tỉnh hoặc Xã củng có quyền triệu tập Ðại hội bất thường, nhưng phải được sự đồng ý của:
– Viện Hóa Ðạo đối với Tỉnh Giáo Hội.
– Ban Ðại diện Tỉnh đối với Xã hay Phường.

CHƯƠNG THỨ VI

Tự Viện

Ðiều thứ 27: Các Quốc tự, các ngôi chùa làng, các ngôi Tổ đình, các ngôi chùa xây dựng bởi:
a) Các vị Tăng sĩ.
b) Các Hội Ðoàn Phật Giáo củ được coi là Tự Viện của GHPGVNTN. Giáo Hội nầy có nhiệm vụ giám hộ và bảo vệ với sự nhìn nhận quyền tư hữu của các Tự Viện đó.

CHƯƠNG THỨ VII

Tăng Sĩ

Ðiều thứ 28: Ðược mệnh danh là Tăng sĩ: các Tăng, Ni Việt Nam đã chính thức thụ Tỳ khưu giới.

CHƯƠNG THỨ VIII

Tín Ðồ

Ðiều thứ 29: Mọi người tại Việt Nam không phân biệt giai cấp, tuổi tác, nghề nghiệp, dân tộc, dã thụ quy giới hoặc có đức tin Phật Giáo và sống theo đức tin đó thì được gọi là Tín đồ Phật Giáo trong GHPGVNTN.

CHƯƠNG THỨ IX

Tài Sản

Ðiều thứ 30: Tài sản của GHPGVNTN gồm có:
– Ðộng sản và Bất động sản hiến cúng.
– Ðộng sản và Bất động sản do GHPGVNTN tự tạo.

CHƯƠNG THỨ X

Phương Thức Áp Dụng

Ðiều thứ 31: Ðể áp dụng Hiến Chương này. Viện Hóa Ðạo soạn thảo và đệ trình Viện Tăng Thống duyệt y, ban hành nhiều bản quy chế có tính cách nội quy.

CHƯƠNG THỨ XI

Sửa Ðổi Hiến Chương

Ðiều thứ 32: Mọi dự án sửa đổi Hiến Chương này do Viện Hóa Ðạo trình Ðại Hội khoáng đại GHPGVNTN cứu xét và biểu quyết.

Nguyên tắc biểu quyết phải được 2/3 tổng số Ðại biểu hiện diện chấp nhận mới có giá trị.

Những dự án được đại hội biểu quyết phải đệ trình Ðức Tăng Thống phê chuẩn mới được thi hành.

Bản Hiến Chương GHPGVNTN này tổng cộng có 11 (mười một) chương, 32 (ba mươi hai) điều đã được 11 vị trưởng phái đoàn các Giáo phái, Hội đoàn duyệt nhận ký tên dưới đây:

Làm tại chùa Xá Lợi ngày 20 tháng 11 ÂL Phật lịch 2507 (04-1-1964)

1) Trưởng phái đoàn Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Ðại Ðức Giới Nghiêm (ký tên).
2) Trưởng phái đoàn Giáo Hội Tăng Già Trung phần Thượng Tọa Thích Trí Thủ (ký tên).
3) Trưởng phái đoàn Giáo Hội Thiền Ðịnh Ðạo Tràng Thượng Tọa Thích Pháp Triều (ký tên).
4) Trưởng phái đoàn Giáo Hội Tăng Già Nam Việt Thượng Tọa Thích Trí Tịnh (ký tên).
5) Trưởng phái đoàn Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt Thượng Tọa Thích Tâm Giác (ký tên).
6) Trưởng phái đoàn Giáo Hội Tăng Sĩ Theravada Ðại Ðức Thạch Gồng (ký tên).
7) Trưởng phái đoàn Hội Phật Giáo Nguyên Thủy Ðạo Hữu Nguyễn Văn Ðiểu (ký tên).
8) Trưởng phái đoàn Hội Phật Học Nam Việt Ðạo Hữu Chánh Trí – Mai Thọ Truyền (ký tên).
9) Trưởng phái đoàn Giáo Phái Theravada Ðạo Hữu Sơn Thái Nguyên (ký tên).
10) Trưởng phái đoàn Hội Phật Giáo VN Trung phần Ðại Ðức Thích Ðức Tâm (ký tên).
11) Trưởng phái đoàn Hội VN Phật Giáo (Bắc Việt) Ðạo Hữu Viên Trạm – Vũ Bảo Vinh (ký tên).

digg delicious stumbleupon technorati Google live facebook Sphinn Mixx newsvine reddit yahoomyweb