Phân tích ý nghĩa của chữ TÍN trong lý tưởng hành hoạt của GĐPT

hoa-sen-dep-nhat-hinh-nen-hoa-sen-dep-13I/ DẪN NHẬP:

Chữ TÍN là căn bản nguồn cội cho sự thành công vì vậy chữ TÍN luôn được đặt lên hàng đầu trong mọi Tổ chức xã hội, Tôn giáo và con người.

II/ CHÁNH ĐỀ:

A/ Ý NGHĨA: Chữ Tín có hai nghĩa

1/ CHỮ TÍN THEO NHO GIÁO: Con người phải luôn trung thực với chính mình,nói phải biết giữ lời để tạo cho mình có đầy đủ phẩm chất và phong cách chuẩn mực.

2/ CHỮ TÍN TRONG PHẬT GIÁO : là niềm tin, tín tâm (tin tuyệt đối vào giáo lý Phật đà).

-Tín tâm có 2 vế: Chánh tín và mê tín.

*Chánh tín: (sự tin tưởng chân chánh) là phải dùng trí tuệ để xem xét mọi vấn đề, phải cân nhắc kỹ lưỡng thận trọng trước khi chọn, tin tưởng và phát nguyện làm theo hay phụng sự cho niềm tin ấy, lý tưởng ấy, tôn giáo ấy..v..v..

* Mê tín: tin tưởng trong mù quáng, mê muội không trí tuệ, không biết xem xét đúng sai chỉ tin theo cảm tính của riêng mình hoặc tin khi thấy điều ấy có lợi cho bản thân mình nên nhắm mắt tin bừa trong mê đắm.

Nói chung chữ Tín trong đạo Phật là chánh Tín, Muốn thực hiện điều này phải dựa trên 3 căn bản:

a/Ngũ căn: TÍN, TẤN, NIỆM, ĐỊNH, HUỆ căn là căn bản phát sinh các thiện pháp đưa còn người đến với chánh lý phật đạo, trong đó tín căn là đức tín căn bản vào giáo lý Phật đà.

b/ Ngũ lực: TÍN, TẤN, NIỆM, ĐỊNH, HUỆ lực : là sức mạnh trong  quá trình thực hiện ngũ căn một cách tuyệt đối để đạt đến sự giải thoát. Trong đó tín lực là sức mạnh được sinh ra từ Tín căn có khả năng phá hũy những mê tín, từ Tín căn có khả năng phá hũy những mê tín, tà tín đạt đến chánh tín tuyệt đối.

c/ Tứ bất hoại Tín: TIN tuyệt đối vào Phật- Pháp-Tăng-Giới đây là 4 niềm tin căn bản, kiên cố không thể bị hũy hoại ở người phật tử có chánh tín.

B/CHỮ TÍN TRONG LÝ TƯỞNG- HÀNH HOẠT CỦA GĐPT

GĐPT là một tổ chức giáo dục trẻ dựa trên căn bản giáo lý Phật-đà để đào luyện Thanh, Thiếu, Đồng niên trở thành Phật tử chân chính góp phần xã hội theo đúng chân tình thần Phật giáo (mục đích GĐPT/VN). Vì vậy, nếu muốn thực hiện hoàn thiện mục đích ấy người thực hiện phải có niềm tin tuyệt đối vào Tam Bảo và Tổ chức mình đang phục vụ, đồng thời phải tin vào năng lực chính mình.

-Tin vào Tam Bảo và GĐPT: Sau khi nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng về giáo lý Phật-đà, chọn giáo lý này làm căn bản để tu học tìm cầu giải thoát ta đã tin tuyệt đối vào Tam Bão thì ta chọn GĐPT để phụng sự. Muốn phụng sự cho tốt ta phải tuyệt đối tin vào mục đích, tôn chỉ của tổ chức GĐPT để phát nguyện phụng sự cho mục đích, lý tưởng này, phát nguyện thực hành Bồ tát hạnh để toàn tâm, toàn ý phụng sự chúng sinh và Đoàn viên GĐPT. Tin vào GĐPT vì qua quá trình gần 90 năm qua GĐPT là cái nôi đã đào tạo ra rất nhiều nhân tài đã và đang phụng sự cho xã hội và cũng đào tạo ra không ít những vị Tăng tài đã và đang phụng sự cho Dân tộc, Đạo pháp và chúng sanh.

C.THỰC HIỆN CHỮ TÍN TRONG HÀNH HOẠT:

Khi chúng ta đã huân tập chữ TÍN thì mọi hành hoạt đều được xem xét kỹ càng, không để phạm phải sai lầm nghiêm trọng gây ảnh hưởng cho Tổ chức và gây mất uy tín cho bản thân mình. Mọi hành vi đều phải được đặt chữ TÍN lên hàng đầu, phải lấy chữ TÍN làm căn bản, có như vậy mới mong thực hiện được sứ mệnh của HT/GĐPT.

III/ KẾT LUẬN:

Phát nguyện làm HT/GĐPT là tự nhận lấy trách nhiệm cao, nặng của tổ chức giao phó. Là HT/GĐPT phải hiểu thật rõ chữ TÍN trong lý tưởng hành hoạt GĐPT để làm kim chỉ nam cho mọi hành hoạt của bản thân mình, để thực hiện trên hành trình tu học và phụng sự cho lý tưởng GĐPG phải có niềm tin tuyệt đối vào chính năng lực tự thân mình, vào tổ chức GĐPT thì mọi hành hoạt mới vững vàng, chuẩn mực …đủ điều kiện làm ngọn đuốc soi đường cho đàn em noi theo nhằm xây dựng một cõi Tịnh độ trên Ta bà thế giới này./.

Trung Mẫn

 

digg delicious stumbleupon technorati Google live facebook Sphinn Mixx newsvine reddit yahoomyweb