NGUYÊN TẮC SOẠN THẢO VĂN BẢN

z3967387352733_2c0b96dd201d025dd2614acaea34c402

  1. VIẾT HOA
  2. 1. Theo phép đặt câu

Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!) Đầu dòng.

  1. 2. Danh từ riêng chỉ tên người
  2. Tên người được phiên âm chuyển sang tiếng Việt. Tiếng Phạn là ngôn ngữ đa âm tiết, trong khi Hán là ngôn ngữ đơn âm. Để phiên âm một tiếng Phạn, cần nhiều từ Hán. Những từ Hán phiên âm này sẽ được liên kết nhau bằng dấu nối.

Thí dụ: Xá-lợi-phất, là phiên âm từ tiếng Phạn: Śāriputra (Skt) hay Sāriputta (Pāli). Nhưng nếu viết Xá-lợi Tử, đó là hai từ ghép với nhau, một từ phiên âm, và một từ dịch nghĩa.

  • Ni-kiền-đà Nhã-đề Tử  (Nirgrantha-Jñaṭi-putra).

Trường hợp phiên âm trực tiếp theo từ gốc: Viết hoa  chữ cái đầu âm tiết trong mỗi thành phần. Ví dụ: Văn-thù-sư-lợi (Mañjuśrī), Cưu-ma-la-thập (Kumarajīva), A-di-đà (Amitabha),

Trường hợp phiên âm sang âm Hán-Việt: Ví dụ: Vô Lượng Quang, Thiện Tài, Diệu Đức, Thành Cát Tư Hãn,…

Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết của danh từ riêng chỉ tên người. Ví dụ: Nguyễn Du, Trần Nhân Tông, …

Tên hiệu, tên gọi nhân vật lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết. Ví dụ: Vua Hùng, Bà Triệu, Thánh Gióng,…

  1. 3. Danh từ riêng tên địa lý

Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng và không dùng gạch nối. Ví dụ: thành phố Thái Nguyên, tỉnh Nam Định, kinh đô Tràng An, Lộc Uyển, Vườn Nai,…

-Tên địa lý nước ngoài được phiên âm sang tiếng Việt

Ví dụ: thành Vương xá (Rājagaha), kinh đô của nước Ma-kiệt-đà (Magadha); thành Ca-tì-la-vệ (Kapilavatsu), Ba-la-nại (Banāres)

Tên địa lý được cấu tạo giữa danh từ chung chỉ địa hình (sông, núi, hồ, biển, , …) với danh từ riêng (có một âm tiết) trở thành tên riêng của địa danh đó: Viết hoa tất cả các chữ cái tạo nên địa danh. Ví dụ: Sông Gianh, Biển Hồ,…

Trường hợp danh từ chung chỉ địa hình đi liền với danh từ riêng: Không viết hoa danh từ chung mà chỉ viết hoa danh từ riêng. Ví dụ: núi Thị Vãi, biển Thuận An, chợ An Cựu, sông Bạch Đằng, vịnh Hạ Long,…

  1. 4. Tên cơ quan, tổ chức
  2. a) Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động. Ví dụ: Ban Phiên dịch Tam tạng Kinh điển. Hội đồng Tăng-già Bản thệ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN).
  3. b) Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài đã dịch nghĩa: Viết hoa theo quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam. Ví dụ: Hiệp hội Kinh điển Pāli (Pāli Text Society – PTS) Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Y tế thế giới (WHO),…
  4. 5. Các trường hợp khác

a). Tên chức vụ, học vị, danh hiệu: Viết hoa tên chức vụ, học vị nếu đi liền với tên người cụ thể. Ví dụ: Thượng thủ Hội đồng Tăng-già Bản thệ, Giáo sư Lê Mạnh Thát,…

b). Danh từ chung để tôn vinh: Viết hoa chữ cái đầu của từ, cụm từ chỉ tên gọi đó trong trường hợp dùng trong một nhân xưng, đứng độc lập và thể hiện sự trân trọng. Ví dụ: Đức Phật, Thế Tôn, Ngài, Đấng, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi (Mañjuśrī), A-la-hán Thường Đề.

  1. c) Ngày lễ: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên gọi ngày lễ, ngày kỷ niệm. Ví dụ: ngày Phật đản, ngày Chu niên.

Nên tránh dùng chữ Vía. Vd:  Lễ Đức Phật A-di-đà, Lễ Bồ-tát Quán Thế Âm xuất gia, Lễ Bồ-tát Địa Tạng, v.v…

  1. d) Năm âm lịch: Viết hoa chữ đầu của các âm tiết tạo thành tên gọi. Ví dụ: Kỷ Tỵ, Tân Hợi, Mậu Tuất, Mậu Thân,…
  2. e) Tên các ngày tết: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi. Ví dụ: Tết Nguyên đán, tết Đoan ngọ, tết Trung thu. (Viết hoa chữ Tết khi trước Nguyên đán).
  3. g) Tên các ngày trong tuần và tháng trong năm: Viết hoa chữ cái đầu chỉ ngày và tháng trong trường hợp không dùng chữ số. Ví dụ: thứ Hai, thứ Tư, tháng Năm, tháng Tám,…
  4. h) Tên các sự kiện lịch sử và các triều đại: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành sự kiện và tên sự kiện, trong trường hợp có các con số chỉ mốc thời gian thì ghi bằng chữ và viết hoa chữ đó. Ví dụ: triều Lý, đời Trần, Hội nghị Kết tập Kinh điển lần thứ I.
  5. TÊN TÁC PHẨM, KINH, SÁCH

 

Chữ in nghiêng trong văn bản word.

Vd. Kinh A-di-đà, Luận Trung quán (Mādhyamika), Phát bồ-đề tâm văn…

 

  1. CHỮ SỐ:
  2. a) Số La-mã: trong nội hàm thế kỷ (thế kỷ thứ VII), Kết tập kinh điển lần thứ III,.. Nhưng nên viết Đệ tam Thượng thủ.
  3. b) Viết những số nhỏ thành chữ:

Những số nhỏ (tất cả những số nhỏ hơn mười) đều nên được viết thành chữ. Đó là một quy tắc mà nên ghi nhớ. Nếu không viết thành chữ, người đọc sẽ có cảm giác mình đang gửi đi một tin nhắn khẩn cấp, trong khi mình lại muốn trang trọng.

Những số có 2 từ trở lên nên được thể hiện bằng con số. Điều này có nghĩa viết  số 10  thành chữ (mười), nhưng không nên viết 24 thành chữ.

  1. c) Không nên bắt đầu câu với chữ số:

Nên viết “Đoàn sinh GĐPT Khánh An tặng 200 quyển tập cho buôn làng”

Tránh không viết “200 quyển tập được Đoàn sinh GĐPT Khánh An  tặng cho buôn làng”

D- CHỮ VIẾT TẮT

Thay vì viết Trước/sau Công nguyên (BCE/ TCN), trước/sau Thiên chúa giáng sinh (CE/SCN)

Nên viết Ttl.  Stl.  Vd: Đức Phật nhập niết-bàn  năm 544 Ttl.

  • Pl. cho Phật lịch.

  1. CÁC THUẬT NGỮ PHẬT HỌC, PHÁP SỐ CÓ ÂM HÁN VIỆT HAY PHIÊN ÂM TỪ TIẾNG SANSKRIT, PĀLI

Viết thường theo phiên âm Phạn. Vd: niết-bàn (nirvāṇa), bồ-đề, a-lại-da thức (ālayavijñāna)

 theo phiên âm Hán Việt: ngũ uẩn, bát chánh đạo, tứ diệu đế.

Nếu đó là tiêu đề của bài giảng, viết hoa chữ đầu: Bát chánh đạo, Tứ diệu đế, Bồ-đề tâm,  Bồ-tát đạo,v.v…

Lưu ý: đàn việt:  dāna (bố thí để siêu việt tam giới) và đàn-việt:  dāna-pati (thí chủ)

  1. TRÍCH DẪN
  2. Hình thức trích dẫn tài liệu tham khảo

– Trích dẫn trực tiếp là trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình,… của bản gốc vào bài viết. Trích dẫn nguyên văn phải bảo đảm đúng chính xác từng câu, từng chữ, từng dấu câu được sử dụng trong bản gốc được trích dẫn. “Phần trích dẫn được đặt trong ngoặc kép”, chú thích xuất  xứ đặt trong ngoặc vuông [1]. Không nên dùng quá nhiều cách trích dẫn này vì bài viết sẽ nặng nề và đơn điệu.

– Trích dẫn gián tiếp là sử dụng ý tưởng, kết quả, hoặc ý của một vấn đề để diễn tả lại theo cách viết của mình, nhưng phải đảm bảo đúng nội dung của bản gốc. Đây là cách trích dẫn được khuyến khích sử dụng trong nghiên cứu. Khi trích dẫn theo cách này cần cẩn trọng và chính xác để tránh diễn dịch sai, đảm bảo trung thành với nội dung của bài gốc.

– Trích dẫn thứ cấp là khi người viết muốn trích dẫn một thông tin qua trích dẫn trong một tài liệu của tác giả khác. Ví dụ khi người viết muốn trích dẫn một thông tin có nguồn gốc từ tác giả A, nhưng không tìm được trực tiếp bản gốc tác giả A mà thông qua một tài liệu của tác giả B.. Một Luận văn có gia trị cao thì càng hạn chế trích dẫn thứ cấp mà phải tiếp cận càng nhiều tài liệu gốc càng tốt.

  1. Nguyên tắc trích dẫn tài liệu tham khảo

–Sử dụng hoặc trích dẫn kết quả nghiên cứu của người khác, phải được dẫn nguồn đầy đủ và rõ ràng.

– Không ghi học hàm, học vị, địa vị xã hội của tác giả vào thông tin trích dẫn.

– Không trích dẫn tài liệu mà người viết chưa đọc. Chỉ trích dẫn khi người viết phải có tài liệu đó trong tay và đã đọc tài liệu đó. Không nên trích dẫn những chi tiết nhỏ, ý kiến cá nhân, kinh nghiệm chủ quan, những kiến thức đã trở nên phổ thông.

 

  1. Trích dẫn tài liệu tham khảo là sách

Theo thứ tự : Tên của tác giả hoặc nơi phát hành, năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn). Tên sách (viết in nghiêng, có dấu phẩy cuối tên sách), nhà xuất bản (có dấu phẩy cuối tên), nơi xuất bản (Tên thành phố, cuối là dấu chấm).  Số chương/phẩm, số trang ghi sau cùng (nếu có).

Tiếng việt:

  1. Thích Thái Hoà (2018), Giảng giải kinh Pháp hoa, NXB Phương Đông, Hà Nội.
  2. Thích Tuệ Sỹ (2021), Tổng quan về Nghiệp, NXB Đà Nẵng.
  3. Lê Mạnh Thát (2005), Mâu Tử Lý hoặc luận,  NXB Văn nghệ, Sài gòn, ch. II, tr. 76-29.

 

Tiếng Anh: (năm xuất bản ghi sau cùng)

-           Anacker, Stefan. Seven Works of Vasubandhu: the Buddhist Psychological Doctor. Delhi: Motilal Banarsidass, 1984.

-           Bechelard, Suzanne. A Study of Husserl’s Formal and Transcendental Logic, tr. by Lester Embree. Evanston: Northwestern University Press, 1968

-           Bell, David. Husserl, London: Routledge. 1990

 

Tài liệu tham khảo là bài giảng, pháp thoại,  tài liệu trên trang thông tin điện tử:

Theo thứ tự: Họ tên người giảng (năm). Tên tiêu đề (in ghiêng), Trại/Khoá tu/Lớp huấn luyện

Ví dụ:

  -Thích Thái Hoà (2022), Phẩm Pháp sư (Kinh Pháp hoa). Khoá Huấn luyện HT/GĐPT/BRVT.

 – Thông cáo báo chí, https://www.facebook.com/profile.php?id=100012575853657, truy cập ngày 02/10/2022.

  • Tài liệu tham khảo từ nguồn Internet:

Trên thực tế, luận văn sẽ không được đánh giá cao khi các tài liệu tham khảo lấy từ nguồn Internet, bởi rất nhiều thông tin gây nhiễu.

  1. Nguyên tắc sắp xếp thứ tự tài liệu tham khảo:
  • Tài liệu được sắp xếp theo chữ cái đầu tiên của tên tác giả.
  • Trong trường hợp tên giống nhau, xếp chữ cái tiếp theo trong phần tên.
  • Nếu cùng tác giả, sắp xếp theo năm.

 

digg delicious stumbleupon technorati Google live facebook Sphinn Mixx newsvine reddit yahoomyweb