CÓ THỂ NÀO THIỀN (PHẬT GIÁO) THỰC SỰ CHỮA TRỊ ĐƯỢC BỆNH ?

Thiền-là-gì

BBT: Có nhiều sách đã viết và có người cũng cho  rằng thiền Phật giáo có thể chữa được nhiều bệnh mà không cần dùng thuốc. Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này chúng tôi (TL) đã tham vấn TVHS và đã được trả lời như sau. Xin giới thiệu cùng anh chị em lam viên

CÓ THỂ NÀO THIỀN (PHẬT GIÁO)
THỰC SỰ CHỮA TRỊ ĐƯỢC BỆNH &
KINH ĐIỂN NÀO ĐỨC PHẬT DẠY
HÀNH THIỀN CHỮA ĐƯỢC BỆNH MÀ KHÔNG CẦN DÙNG THUỐC?

 Đó là hai câu hỏi do một huynh trưởng Gia Đình Phật Tử nêu lên với chúng tôi.

Trước tiên phải nói ngay rằng Thiền Phật giáo không phải là một loại thuốc mà có thể chữa lành tất cả các loại bệnh tật trong thế gian. Thiền có thể chữa trị được bệnh nhưng đây chỉ là tạm thời và là một phần phó sản của Phật Giáo mà thôi. Chỉ khi nào con người có thể đoạn diệt được nguyên nhân tạo nên thân thể này, chúng ta mới thực sự giải thoát khỏi mọi thứ bệnh tật, khổ đau và luân hồi.

Trước tiên phải nói ngay rằng Thiền Phật giáo không phải là một loại thuốc mà có thể chữa lành tất cả các loại bệnh tật trong thế gian. Thiền có thể chữa trị được bệnh nhưng đây chỉ là tạm thời và là một phần phó sản của Phật Giáo mà thôi. Chỉ khi nào con người có thể đoạn diệt được nguyên nhân tạo nên thân thể này, chúng ta mới thực sự giải thoát khỏi mọi thứ bệnh tật, khổ đau và luân hồi.

Qua lăng kính Phật giáo, bệnh tật chính là biểu hiện của sự mất hòa hợp trong sự sống ở con người. Qua những triệu chứng không ổn định của cơ thể, bệnh tật giúp chúng ta biết chú ý đến sự mất hòa hợp này. Do đó, việc điều trị bệnh theo Phật giáo không chỉ là chữa trị các triệu chứng có thể đo lường được như nền y khoa ngày nay với các thiết bị khoa học như X-Ray, Ultra Sound, CT Scan, Pet Scan, MRI Scan… Phật giáo chú trọng nhiều hơn đến các nỗ lực chữa trị qua việc áp dụng biện pháp song hành: tâm lý trị liệu và y dược trị liệu tức chữa thân bệnh và chữa tâm bệnh để vượt qua bệnh tật, chứ không phải chỉ điều trị bằng thuốc men (y dược trị liệu). Tâm lý trị liệu có mục đích giúp cho thân thể tuy đau, nhưng tâm của bệnh nhân không bị khổ. Chúng tôi nói Tâm lý trị liệu ở đây là nói đến chánh pháp của Phật Giáo.

Một khi thân bệnh, phải dùng thuốc men (y dược trị liệu) nhưng để tâm không bị đau khổ, vì một khi thân đau khổ, sẽ kéo theo tâm đau khổ, thì cần phải áp dụng tâm lý trị liệu và một trong nhiều liệu pháp này là an trú vào Tứ niệm xứ. Đây cũng là câu trả lời của tôn giả Anuruddha dành cho số đông các vị tỳ-kheo trong Kinh Tương Ưng BộThưa chư hiền, do tôi trú với tâm khéo an trú trên bốn niệm xứ, nên các khổ thọ về thân khởi lên không có ảnh hưởng đến tâm.[01]

Kinh Trung Bộ cũng nói rằng, trong khi thăm hỏi các tỳ-kheo lâm bệnhĐức Phật cũng như chư tăng thường nói những lời an ủi, khuyên người bệnh nên: an trú chánh niệmthực hành thiền tứniệm xứkhông chấp thủ [02]hành trì thất giác chi v..v..

Trong một kinh khác, Kinh Tạp A Hàm đoạn ghi lại phần trả lời của Ma Na Đề Na cho tôn giả A Na Luật đã cho thấy một cách trị bệnh cụ thể là “Nhờ an trụ vào Bốn niệm xứchuyên tu buộc niệm, nên các thứ bệnh tật, khổ đau nơi thân đều được đình chỉ”. [03]

***

Lẽ dĩ nhiên muốn đạt được như vậy, hành giả phải tu tập giới – năm giới hoặc tám giới, vì nó là bước đi khởi đầu của quá trình tu tập và là những bước đi quan trọng để hành giả bước đến đỉnh cao của cứu cánh giác ngộ giải thoát. Giống như tu Giới, tu Định và tu Tuệ, khi hành giả có giới thì sẽ có định và tuệ. Định và tuệ sẽ không phát sanh cho những ai không nghiêm trì giới luật.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hành thiền Tứ Niệm Xứ, và an trú trong chánh niệmmột cách miên mật toàn triệt, ngay cả chư hành giả thời Đức Phật, nên chúng ta đọc kinh, thấy trong tu viện thời Phật đã có bệnh xá và bác sĩ để điều trị bệnh tật cho Đức Phật và chúng tăng [04]. Đến ngay như bản thân Đức Phật, do được tạo thành từ bốn đại (đất, nước, gió, lửa), thế nên thân thể của Ngài cũng có lúc không được hòa hợp khi gặp phải sự thay đổi bất thường của thời tiết khí hậu. Để trị bệnh cho Ngài, bác sĩ Jīvaka đã bào chế loại thuốc tương ưng với bệnh trạng. Cụ thể, khi đức Thế Tôn bị đau bụng, Ngài muốn uống thuốc xổ, bác sĩ Jīkava đã chế một loại thuốc xổ mà nhờ đó Đức Phật khỏi bệnh [05].

Liên quan đến vấn đề dùng thuốc chữa bệnh, chúng ta thấy Đức Phật đã có những lời khuyênthực tế cho những người bị bệnh và ngay cả những người chăm sóc bệnh. Trong kinh Tăng Nhất A Hàm Ngài đã nêu ra năm đặc tính một người bệnh không thể nào lành bệnh được và năm đặc tính người bệnh có thể lành bệnh được, trong đó có đặc tính thứ 3 là không chịu dùng thuốc và dùng thuốc [06]

Tóm lại, Thiền Phật Giáo có thể chữa lành người bệnh, nhưng kết quả còn tùy thuộc vào mức độhành trì tu tập của chúng ta và sự hỗ trợ hữu hiệu của thuốc men và dinh dưỡng hợp lý như trong kinh Phật đã nói. Một loại bệnh khó chữa lành ngày nay là bệnh ung thư, nhưng với phương phápxạ trị (Radiation), hóa trị (Chemotherapy), dinh dưỡng hợp lý và với tâm lạc quan do việc hành thiền mà đã chữa lành được nhiều trường hợp nặng.

Đức Phật là một vị lương y đại tài, trước chúng ta cả hai ngàn sáu trăm năm, mà Ngài đã có phương pháp trị bệnh toàn diện. Ngài không chỉ điều trị bệnh về thân, mà còn điều trị bệnh về tâm nữa. Thời ấy, Ngài đã nói với chúng tăng ba điều cơ bản trong việc điều trị bệnh là dùngđúng thuốc, đúng thầy và dinh dưỡng hợp lý [07]. Tuy nhiênchúng ta nên nhớ, qua lăng kínhPhật Giáo, việc trị liệu không phải là cứu cánh mà chỉ là phương tiện để qua đó, với sự trợ giúp của thuốc, con người nhận ra và duy trì được giá trị của sức khỏe và nhờ đó vững bước tiến tuđến đỉnh cao của cứu cánh giác ngộ giải thoát.

                                                                                                                             Ban Biên Tập TVHS 

Chú thích:

[01] Kinh Tương Ưng Bộ, tập 2, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2013, tr. 692.
[02] Kinh Trung Bộ, tập 2, HT. Thích Minh Châu dịch, NXB. Tôn giáo, 2012, tr.601-606.
[03] Kinh Tạp A Hàm Quyển 37 1038. Ma-Na-Đề-Na 44, TT. Thích Đức Thắng, dịch, NXB. Phương Đông
[04] Kinh Tương Ưng Bộ, tập 2, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2013, tr. 280
[05] Maha Vagga 2, chương Y phục, đoạn 135, Indacanda – Nguyệt Thiên dịch
[06] Kinh Tăng Nhất A Hàm chương 32, phẩm Thiện tụ, HT. Thích Đức Thắng
[07] Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2015, tr. 151.
(Xem: Đại Tạng Kinh Tiếng Việt – Nam Truyền và Bắc Truyền)

digg delicious stumbleupon technorati Google live facebook Sphinn Mixx newsvine reddit yahoomyweb