CHÚNG TA LÀ ĐANG TU HÀNH HAY ĐANG TÍNH SỔ CÙNG PHẬT TỔ?

chung-ta-la-dang-tu-hanh-hay-dang-tinh-so-cung-phat-to

Rất nhiều người tu hành thường lẫn lộn giữa việc ăn chay, lễ Phật, niệm Phật là đã tu. Kỳ thực, buông bỏ đi những cái tâm ràng buộc của thế tục mới là con đường mà Đức Phật khi xưa đã lưu lại.

Có một vị cư sĩ tu tại gia đến bái kiến Quảng Khâm lão hòa thượng. Lão hòa thượng mới hỏi ông ta: “Ông có đang tu hành không?”
Cư sĩ trả lời: “Có chứ. Mỗi sáng sớm tôi bái Phật một lần, buổi tối cũng bái Phật một lần, mỗi ngày lạy Phật vài trăm cái, niệm Phật vài trăm câu”.
Quảng Khâm lão hòa thượng vì phá bỏ chấp nhất của vị cư sĩ này nên nói với vị này rằng: “Ông chính là đang tính sổ với Phật tổ đấy!”
Dụng công tu hành không chỉ là dùng hình thức, mà là cần lấy buông bỏ, lấy tư tưởng không chấp nhất để thực hành.
Cũng giống như chúng ta cần phải hiểu rằng ăn chay không có nghĩa là tu hành, mà chính là trợ giúp cho việc tu hành mà thôi. Nếu ăn chay là tu hành, thì trâu bò cũng ăn cỏ, thậm chí chúng ăn cỏ còn lâu dài hơn so với loài người, nếu nói như vậy thì chẳng phải chúng cũng đang tu hành sao?
Tu hành chính là ở tâm chúng ta. Nhưng phương pháp sai lầm, ngược lại sẽ thành một loại chấp nhất. Chúng ta vì sao mỗi người vãng sinh đều muốn đến Tây Phương cực lạc thanh tịnh, cũng là từ tâm này, nếu tạo nghiệp xuống địa ngục cũng là từ tâm này; đau khổ, vui vẻ thiện, ác, chủ quan, khách quan, phiền não, chân chính, hữu vi, vô vi … đều là từ tâm này mà ra.
Nếu chúng ta từ bi hỉ xả, thì chính là Phật, Bồ Tát; trái lại, nếu tạo nghiệp, chấp nhất thì sẽ bị biến thành súc sinh, đày ải xuống địa ngục. Cho nên tu Phật cần phải tiến bộ, trọng yếu chính là từ tâm của mình.
Tâm, cũng chỉ là một loại mơ hồ, là một danh từ không xác định. Nếu thêm một chữ thiện thì chính là thiện tâm; thêm một chữ ác thì chính là ác tâm; tăng thêm Bồ đề thì chính là Bồ đề tâm (tâm cầu Phật Pháp, hóa độ chúng sinh), tăng thêm phiền não thì chính là phiền não tâm.
Ngoài ra, theo cuốn “Lăng Nghiêm Kinh”, tâm là chỉ Như Lai tạng (cái bọc công đức của Như Lai); trong duy thức chính là bát thức; ở tại thế gian chúng ta là chỉ linh hồn; theo quan điểm của tâm lý học thì thành tiềm thức. Tâm, chỉ thêm một danh từ khác, sẽ thành sự khác biệt.
Chúng ta cũng thường nghe người khác nói rằng: “Thiện ác chỉ ở tại một niệm”. Theo Phật Pháp giảng giải, thì hết thảy vạn pháp theo tâm mà ra. Bởi vậy, tu hành không chỉ ở biểu hiện ở bề ngoài, nhất định cần phải khai phát trí tuệ cùng bản tính nội tại của chính mình, nhận biết và xa rời chấp nhất, như vậy mới nói đến 2 chữ “tu hành”.
Ghi chú:
Hòa thượng Quảng Khâm sinh vào đời nhà Thanh, năm Quang Tự thứ 18 (1892). Ông họ Hoàng, tên tục là Văn Lai, quê ở Phúc Kiến, Trung Quốc. Gia đình ông rất nghèo, năm ông bốn tuổi, vì không đủ sức nuôi dưỡng, nên cha mẹ ông phải đem bán làm con nuôi cho gia đình họ Lý ở Tấn Giang. Hai ông bà họ Lý là người rất tốt, cả đời sống bằng nghề trồng trọt, họ thương yêu ông như con ruột vậy. Bà Lý là người tín Phật, suốt đời trường trai, bà thường đem ông lên chùa cầu nguyện, vậy nên đã gieo vào ông mầm mống tu luyện sau này.
Đức Hạnh biên dịch
digg delicious stumbleupon technorati Google live facebook Sphinn Mixx newsvine reddit yahoomyweb