VẤN ĐỀ TU HỌC CHO NGÀNH THANH GĐPT BÀ RỊA VŨNG TÀU
BBT; Trong ngày Nguyện truyền thống của Ngành Thanh GĐPTBRVT năm 2019 được tổ chức vào ngày 05.12.2019 tại chùa Lạc Bang đã tổ chức một buổi hội thảo về vấn đề tu học của đoàn sinh Ngành Thanh sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế hiện tại của GĐPT Bà Rịa Vũng Tàu. Anh Thiện Thọ-Nguyễn Văn Lộc, Ủy viên Nghiên huấn BHD tỉnh đã thuyết trình đề tài: “Vấn đề tu học cho ngành thanh GĐPT Bà Rịa Vũng Tàu”.
BBT kính gởi đến anh chị em lam viên để tham khảo
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
-Kính bạch Chư Tôn Đức chứng Minh
-Kính thưa chị Diệu Thuận Thành viên Hội Đồng Cấp Dũng
-Kính thưa chị Tâm Tăng UV Nữ Phật Tử BHDTƯ, chị Quảng Hoa, phụ tá UV Nữ Phật tư BHDTƯ
-Kính thưa Anh, Chị Phó Trưởng Ban Hướng Dẫn GĐPT.BRVT
-Kính thưa quý anh chi Huynh trưởng và Đoàn sinh Ngành Thanh GĐPT.BRVT thân mến.
GĐPTVN là tổ chức giáo dục nên vấn đề tu học luôn đặt lên hàng đầu
Chương trình tu học của ngành Thanh đã được BHDTƯ soạn ra gồm 2 bậc học là bậc Hòa với tinh thần chủ đạo là Tứ niệm xứ và bậc Trực với tinh thần chủ đạo là Tứ như ý túc mỗi bậc 2 năm để áp dụng cho các đơn vị theo đó mà hướng dẩn cho đoàn sinh.
Tuy nhiên trên thực tế hầu hết ngành Thanh hiện nay không phải là số đoàn sinh từ ngành Thiếu lên mà chỉ là những đoàn sinh từ 40 tuổi trở lên (NGÀNH THANH TRUNG NIÊN).; nên BHDTƯ đã kịp thời đưa ra chương trình tu học thích hợp, không quy định thời gian Chương trình này đòi hỏi học viên cần nắm vững những kiến thức căn bản như:
1.- Quy Y Tam Bảo—Ăn chay- Niệm Phật
2.-Tam Độc – Mười điều thiện
3.-Sử dụng chuông mõ
4.-Bát quan trai giới
5.-Lục Hòa
6.-Tứ nhiếp pháp
7,-Lịch sử Đức Phật Thich Ca
8.- Phân biệt Kinh Chú –Kệ -
9—————————————————-
10.-Phật giáo với đời sống con người
11.-Hệ thống tổ chức GĐPTVN
12.- Ứng dụng Bi- Trí- Dũng vào cuộc sống
13.- Quan niệm vê bạn; ân oán; tốt xấu ;Thiện ác
14.-Những nguyên tắc ứng dụng: Tứ Diệu Đế;Bát Chánh Đạo; Lục Hòa; Lục Độ; Kinh Thập Thiện
15.-Người Tại gia
16.Phát triển hạnh phúc nghề nghiệp theo quan niệm lý luân hồi, lý nhân quả, lý nhân duyên.
17.-Tứ như ý túc
18.-Hình thức GĐPT
19.-Phát triển hạnh phúc gia đình theo ngũ giới và Thập Thiện
- Kinh Thiện Sinh
21.-Nội quy GĐPTVN.
22.-Mười hai nhân duyên.
23.-Sơ lược các Kinh: Di Đà, Hồng Danh,Vu Lan, Phổ Môn, Bát Nhã Tâm Kinh, Thủy Sám, Địa Tạng…
Ngoài những kiến thức căn bản trên; các học viên cần phải tìm hiểu thêm phần nhận thức được ghi trong chương trình ngành Thanh Trung niên do BHDTW soạn thảo
Trên thực tế tại BRVT những đơn vị có ngành Thanh sinh hoạt nhưng vấn đề tu học rất khó thưc hiện vì những lý do như sau:
-Đoàn sinh của chúng ta không phải là số đoàn sinh hết tuổi ngành Thiếu (13 đến 17)trở thành ngành Thanh mà hầu hết là các bậc cha mẹ hoặc ông bà còn có tinh thần sinh hoạt GĐPT mà chưa hoặc không thể phát nguyện làm huynh trưởng.
-Tâm lý đoàn sinh ngành Thanh như đã nêu trên không thích hợp với hình thức tổ chức các lớp học lý thuyết, thường kỳ, có bài vở ghi chép, thi cử v.v…
-Số lượng đoàn sinh tại các đơn vị không nhiều hoặc Ban huynh trưởng thiếu nhân sự để tổ chức lớp học như chương trình trung ương định sẵn.
-Đoàn sinh phần lớn là trụ cột kinh tế của gia đình nên việc tham gia sinh hoạt tu học cũng bất thường, tùy duyên và gặp nhiều biến động.
Vì thế vấn đề tu học cho ngành Thanh là điều tất yếu cần phải đặt ra:
1/Trước hết là tại các đơn vị có đoàn sinh ngành Thanh theo chương trình bậc Hòa và Trực thì cần được duy trì. Ban huynh trưởng vạch chương trình sinh hoạt tu học Đoàn trưởng chịu trách nhiệm điều động.
Nếu được tu học xuyên suốt như thế thì học viên sẽ nắm vững kiến thức và sẽ dễ dàng trong việc tu tập
2/Nếu đơn vị không đủ cơ duyên tổ chức được thì có thể kết hợp với các đơn vị bạn theo từng vùng để sinh hoạt; Ban huynh trưởng các đơn vị phải tích cực hổ trợ cho lớp học về mọi mặt; có thể liên hệ với các UV Nam-UV Nữ Phật tử; UV Nghiên huấn của BHD hổ trợ.
3/ Trường hợp không thể theo 2 chương trình Hòa và Trực được thì có thể áp dụng chương trình của NGÀNH THANH TRUNG NIÊN.
-Chương trình này cũng được rút ra từ 2 chương trình trên mà thôi nhưng việc học có thể linh động hơn không bị gò bó trong khung cảnh lớp học, thi cử hàng năm về phần tâm lý thì có phần nhẹ nhàng hơn tuy nhiên sẻ không có cơ hội để kiểm tra lại kiến thức mình đã được học , tâm lý sẽ giải đải trong việc tiến tu của mình.
Xét tình hình thực tế tại BRVT chúng tôi đề nghị chọn những đề tài nào trong chương trinh mà thiết thực đưa đến việc thực hành lời Phật dạy vào cuộc sống của người Phật tử hàng ngày để chuyển hóa bản thân; chuyển hóa gia đình và xã hội đúng tinh thần và mục đích của GĐPTVN,
4/Giảng viên, người hướng dẩn:
Tất cả các huynh trưởng có khả năng trong đơn vị có thể hướng dẩn cho đoàn sinh. Hoặc lớp học có nhu cầu thì bộ phận nghiên huấn của BHD sẽ chịu trách nhiệm mời giảng viên. Các anh chị trong BHD các anh chị đã qua các trại huấn huyện Phú Lâu Na sẽ không từ chối việc thỉnh mời .(Xin lưu ý : người phụ trách lớp muốn mời giảng viên, cần phải có thời gian sớm để chuẩn bị đề tài chu đáo)
5/Về hình thức tổ chức các khóa học:
Thay vì hướng dẩn những bài giáo lý khô khan, khó hiểu trong hình thức một lớp học; có bài giảng ; có ghi chép, chúng ta có thể tổ chức những buổi nói chuyện theo chuyên đề, vừa tạo không khí thân mật , vui vẻ, cùng nói cùng nghe cùng trao đổi trong tinh thần lục hòa không có khoảng cách giữa huynh trưởng và đoàn sinh, lớp học sẽ trở nên sôi nỗi hứng thú ; đề tài muốn chuyển đạt sẽ có hiệu quả hơn.
Nếu có điều kiện thì tổ chức các buổi giao lưu học hỏi, chia sẻ kinh nghiêm, tổ chức du ngoạn. thám du… rất thích hợp cho ngành Thanh.
Trước khi dứt lời chúng tôi chân thành cám ơn BHDTƯ, BHDBRVT,….. quý anh chị em đã dành thời gian lắng nghe. Kính chúc quý anh chị em thân tâm thường an lạc.
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Thiện Thọ- Nguyễn Văn Lộc
Những câu hỏi gợi ý thảo luận:
1/ Áp dụng chương trình bậc Hòa và bậc Trực cho ngành Thanh. Những khó khăn và thuận lợi?
2/ Áp dụng chương trình của ngành Thanh trung niên. Khó khăn và thuận lợi?
3/Để phù hợp với điều kiện thực tế tại Tỉnh nhà hãy chọn giải pháp thích hợp?
4/ Những đề xuất của hội thảo viên.
Phản hồi (0)
Trackbacks - Pingbacks (0)