Để cho hương từ lan xa
Hội thi Tiếng Hát Ngành Thiếu Miền Khánh Hòa đã khép lại, Buy strattera online dư âm của lời ca tiếng hát, điệu múa của các em trong hội thi còn đọng lại trong tâm trí của mọi người. Những tràng pháo tay tán thưởng, những phút vinh quang của những tiết mục đoạt giải, những niềm vui, nỗi buồn giờ chỉ còn là kỷ niệm, một kỷ niệm đẹp trong lòng Lam viên bốn tỉnh: Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu.
Amoxil Online style=”text-align: justify;”>Nhìn một cách tổng quát thì hội thi đã thành công viên mãn. Ban Tổ Chức, Ban Giám Khảo đã làm tốt nhiệm vụ của mình, các tỉnh cũng đã tham gia với nhiều nổ lực, thiện chí, Bình Phước, Bình Thuận xa xôi đến thế mà vẫn về tham dự đông đủ. Vì là hội thi nên nhìn chung đa số các tiết mục tham dự đều hay, được luyện tập và dàn dựng công phu đáp ứng được nhu cầu thưởng ngoạn của khán giả trong hội trường. Chất lượng của một cuộc thi hát mang tính nghiệp dư của một tổ chức giáo dục tôn giáo (Gia Đình Phật Tử) như thế có thể được xem là hay.
Tuy nhiên người viết bài này muồn đề cập đến một khía cạnh khác, đó là mục đích hội thi và sự cảm thụ âm nhạc trong GĐPT hiện nay. Chúng ta ai cũng biết văn nghệ là một trong bốn bộ môn tu học trong GĐPT, văn nghệ là một món ăn tinh thần không thể thiếu của Đoàn viên GĐPT. Hơn thề nữa, thông qua các loại hình văn nghệ để chuyển tải giáo lý Phật Đà đi vào tâm hồn Đoàn viên GĐPT cũng như công chúng. GĐPT còn dùng văn nghệ làm phương tiện để giáo dục Đoàn sinh biết yêu mến cái hay, cái đẹp thanh cao thuần khiết của ca nhạc Phật Giáo và GĐPT. Từ những nhận thức trên, việc tổ chức các hội thi văn nghệ không phải tìm kiếm những ngôi sao ca nhạc hay là thi tài cao thấp, tranh đua thứ hạng giửa các đơn vị GĐPT với nhau, vì phát hiện ngôi sao ca nhạc để làm gì, tranh hơn thua thứ hạng để làm gì khi mà dù cho áp dụng phương tiện nào đi nữa thì mục đích của chúng ta là giáo dục Đoàn viên GĐPT chuyển hóa tâm thức, hoàn thiện tự thân và gieo vui xã hội.
Thế cho nên nói theo ngôn ngử thời đại các hội thi văn nghệ là tạo ra các “sân Buy Brand Levitra Online Pharmacy No Prescription Needed chơi” cho các em để thực hiện mục đích của tổ chức. Thông qua các “sân chơi” này các anh chị có trách nhiệm về văn nghệ của BHD.TƯ và BHD tỉnh có cái nhìn thực tiển về đời sống cũng như sự cảm thụ âm nhạc trong GĐPT hiện nay. Từ đó mới có kế hoạch cụ thể để định hướng cho việc thực hiện bộ môn văn nghệ trong GĐPT đi đúng hướng, đúng mục đích đồng thời đây là một cơ hội tốt cho việc quảng bá những tác phẩm âm nhạc Phật Giáo và GĐPT vào công chúng và Đoàn viên GĐPT. Cho nên thiết nghĩ rằng các hội thi văn nghệ cho dù được ngành nào tổ chức đi nửa thì các anh chị ủy viên văn nghệ các cấp cũng phải có trách nhiệm phồi hợp, tư vấn, chịu trách nhiệm về lảnh vực chuyên môn để hội thi đạt chất lượng và đáp ứng được mục đích yêu cầu.
Trở lại với Hội thi Tiếng Hát Ngành Thiếu Miền Khánh Hòa , thú thật là một người “ngoại đạo” về văn nghệ nhưng khi cầm trong tay bản danh mục những bài hát quy định tôi đã không khỏi ngỡ ngàng và phiền muộn. Bản danh mục gồm hai mươi bài hát, đa số là những bài dành cho hợp ca, đồng ca, chỉ có một số ít bài hát dành cho đơn ca, hầu hết đều được sáng tác vào thập niên 60,70 của thế kỷ trước, chẳng những thế lại còn có cả bài “Em đi chùa Hương” (nhạc Trung Đức phổ thơ Nguyễn Nhược Pháp) nữa chứ! Chao ôi! Nền âm nhạc Phật Giáo nói chung, GĐPT nói riêng nghèo nàn đến thế sao? Các anh chị có trách nhiệm với bộ môn văn nghệ và những anh chị có trách nhiệm với tổ chức nghĩ gì khi cầm trong tay bản danh mục những bài hát quy định dành cho một hội thi tầm cỡ cấp Miền như thế này? Lựa chọn các bài hát quy định cho một hội thi cấp Miền mà như thế thì cũng đừng trách vì sao các em chúng ta không yêu nhạc Phật Gíáo và GĐPT!
Vì là người rất thích nghe nhạc Phật Giáo nên tôi thấy rằng trong các dịp lễ Vu Lan, Phật Đản hàng năm các nhạc sĩ, ca sĩ Phật tử đều cho ra mắt những đĩa nhạc mới. Phải công nhận rằng nền âm nhạc Phật giáo đương đại rất phong phú với một đội ngủ nhạc sĩ, ca sĩ Phật tử đông đảo và đã giới thiệu đến công chúng những ca khúc hay, rất hay là đằng khác. Thế nhưng tôi cứ băn khoăn tự hỏi tại sao với một nền âm nhạc đương đại phong phú như thế mà không thể đi vào trong lòng quần chúng nhất là Phật tử trẻ mà đại diện là đoàn viên GĐPT? Thật đáng buồn khi xem một đêm văn nghệ cúng dường Phật Đản của một đơn vị GĐPT mà chỉ được nghe những bản nhạc đã “vang bóng một thời” cùng với những bản nhạc thế tục cải lời hay vay mượn những bản nhạc ngoài đời mà vắng bóng những bản nhạc Phật Giáo hay GĐPT đương đại. Tổ chức một đêm văn nghệ như thế làm sao thực hiện được mục đích đưa đạo vào đời? Không khéo chúng Buy prednisone ta đã vô tình thế tục hóa văn nghệ Phật Giáo!
Âm nhạc GĐPT như là hương của hoa ưu đàm, làm sao cho Hương Từ lan tỏa mười phương. đem đến an lạc cho quần sanh.
Xin mượn một đoạn ca từ thật hay trong bài hát “Áo lam hiền” của nhạc sĩ Chúc Linh mà tôi rất tâm đắc để kết thúc bài viết này: “Áo em thơm ngát khói trầm hương, ngược gió bay trên khắp nẻo đường, đem đến cho đời nụ cười tin yêu, tỏa ngát nơi em hương sắc nhân từ…”
15/9/2010 – Tâm Lễ
Phản hồi (2)
03-10-2010 lúc 15:30
chao anh tam le
em cam thay nhan xet cua a rat dung.hay de huong tu lan xa…….
05-10-2010 lúc 10:02
Xin lỗi bạn nguyen thi minh lam vì chậm trể trả lời phản hồi của bạn nhé!
Ở site nầy bạn có thể xử dụng tiếng Việt có dấu (Unicode) đó.
Thân chào tinh tấn.
Trackbacks - Pingbacks (0)