TÌM HIỂU NGÔN NGỮ KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO
19-10-2022 | | 0 Phản Hồi
MỜI QUÝ ANH CHỊ LAM VIÊN ĐỌC BÀI GIẢNG: TÌM HIỂU NGÔN NGỮ KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO DO THẦY THÍCH NHUẬN CHÂU GIẢNG TẠI
KHÓA ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN NHƯ TÂM I/BRVT.
I/PHÂN BIỆT NGÔN NGỮ VÀ VĂN TỰ
• Các tôn giáo cổ xưa đều theo lệ truyền khẩu, ngoài lý do chưa có văn tự hay văn tự chưa được phổ biến, còn do tôn quý ngôn ngữ truyền khẩu, coi những lời truyền khẩu là chân thực, chân truyền của giáo chủ mà người ta phải giữ trong tận tâm khảm.
. • Sa-môn/Đạo sĩ là những người tự nguyện trọn đời tu hành. Sự truyền thừa rất mật thiết từ thầy cho vài đệ tử xuất chúng. Nên Kinh chỉ cần truyền khẩu.
II/ CHỮ VIẾT VĂN TỰ THỜI ĐỨC PHẬT
• Kinh Lalitavistara (Phổ diệu) cho biết khi còn là Thái tử, Đức Phật học và biết đến 16 ngôn ngữ đương thời. Sinh ra trong tầng lớp quí tộc Ấn Độ, Đức Phật bắt buộc phải sử dụng ngôn ngữ Sanskrit. Đây là ngôn ngữ văn hóa của giới quí tộc
•Có 4 dạng chữ viết (văn tự) để ghi ngôn ngữ sanskrit
•1. Brāhmi
•2. Khăroșthi
•3.Siddha (tất-đàm)
•4. Devanāgarī
• Kinh Lipisala samdarshana parivarta, của Bà-la môn liệt kê 64 lipi (loại chữ viết) trong đó văn tự Brāhmi đứng đầu danh sách.
•Brāhmi là văn tự (chữ) để viết ngôn ngữ (tiếng) Sanskrit
Ngôn ngữ Sanskrit
• Đã có mặt nhiều thế kỷ trước khi người ta tạo ra “chữ” (văn tự) để viết. Khi chưa dùng chữ để viết xuống thì Sanskrit đã là một ngôn ngữ (nói) văn chương hoàn chỉnh với vô số tác phẩm văn chương triết học kinh điển, như 4 bộ Phệ-đà. Điều này có nghĩa dù chỉ là “ngôn ngữ nói” nhưng trước khi được tạo ra chữ viết thì Sanskrit đã có một giá trị đặc biệt.
Kinh điển Phật cũng như kinh điển Phệ đà khi còn dạng truyền khẩu đã có nội dung rất uyên áo.
Đặc biệt của Sanskrit mặc dù là một ngôn ngữ hoàn chỉnh, phức tạp, rõ ràng, chính xác…………………………………
• Trong 3000 năm qua, người ta đã phải dùng nhiều loại văn tự khác nhau để viết Sanskrit, thông dụng nhất là 4 văn tự là Kharosthi, Brāhmi, Siddham và Devanagari
•Sự bất đồng quan điểm qua 3 kỳ kết tập cho thấy có sự giải thích và hiểu kinh điển, giới luật khác nhau, cho thấy điểm chính là bất đồng ngôn ngữ, bởi vì kinh điển được truyền miệng bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Đó là lúc chư tăng mới nghĩ đến sự cần thiết phải ghi xuống bằng văn tự để giữ cho sự thống nhất giáo lý và tăng già
……………………………………
III/ ĐỨC PHẬT NÓI NGÔN NGỮ GÌ
Trong một đại lục có hàng trăm ngôn ngữ và phương ngữ như Ấn Độ, một quốc gia mà cho đến ngày nay bắt buộc phải ghi vào hiến pháp đến 15 ngôn ngữ chính thức của quốc gia, thì câu hỏi trước đây 25 thế kỷ Đức Phật nói ngôn ngữ nào…
• Nhưng ngày nay, hầu như các nhà ngôn ngữ học lịch sử đều có thể trả lời là “Đức Phật nói tiếng Magadhi Präkrit.
Ngôn ngữ Magadhi (Ma-kiệt-đa)
•ý chỉ của Đức Phật là làm sao cho tất cả mọi người, không phân biệt giai cấp xuất thân, họ sử dụng ngôn ngữ nào, đều có thể hiểu được giáo pháp.
Magadhi là phương ngữ quan trọng và phổ biến trong nhiều ngôn ngữ cùng gốc được dùng ở vương quốc Magadha (Ma-kiệt-đà) Ấn Độ thời cổ. Đức Phật vốn là hoàng tử của tiểu quốc nằm cạnh Vương quốc này và Ngài đã sống ở Magadha trong 25 năm.
Đọc kinh Phật chúng ta đã quen với vị vua danh tiếng của Ma kiệt đà là Tần bà sa la và con là A-xà-thế.
Cho nên Magadhi Präkrit có nghĩa là tiếng phổ thông của vương quốc Ma kiệt đà hay ngôn ngữ của nước Magadha
Thời Đức Phật còn tại thế thì Magadhi Präkrit là ngôn ngữ phổ thông của vương quốc Magadha một trong 16 nước lớn nhất đương thời.
•Khi Đức Phật chủ trương cho truyền Pháp bằng ngôn ngữ địa phương, cũng có nghĩa là Đức Phật chấp nhận dùng ngôn ngữ văn hóa địa phương để giảng Pháp. Việc này dẫn đến 2 hệ quả:
Thứ nhất Phật giáo truyền bá rất nhanh mà hầu như không có các cuộc chiến tranh tôn giáo
• thứ hai, sau đó Phật giáo bị phát triển thành nhiều tông phải có ảnh hưởng của văn hóa địa phương như Thiền tông ở Trung Hoa, Mật tông ở Tây Tạng.
• Đức Phật cấm giảng pháp bằng ngôn ngữ quí tộc Sanskrit có ghi rõ trong Tiểu Phẩm của Đồng Diệp Luật trong Nam Truyền Đại Tạng Kinh. Q.4, tr. 221
•Cần đối chiếu với một cổ ngữ khác là ngôn ngữ Pali, vì Pāli từ xa xưa chưa bao giờ là ngôn ngữ mẹ đẻ (người ta phải học mới biết)
• Pāli đã là một từ ngữ ở Ấn Độ từ thế kỷ X – nhưng Pāli còn lưu hành ở các quốc gia Đông Nam Á theo Phật giáo Theravāda.
Sau khi Đức Phật nhập niết bàn ngôn ngữ Magadhi vẫn tiếp tục phát triển và cũng là ngôn ngữ phổ thông của thời vua A-dục. Ngôn ngữ trên các trụ pháp của vua là ngôn ngữ Magadhi Präkrit viết bằng hai loại ngôn ngữ phổ biến đương thời là chữ kharosthi và Brahmi.
Sau khi Phật giáo biến mất ở Ấn Độ từ TK thứ X thì trước đó pali đã bắt đầu tàn lụi ở xứ sở này. Trong khi đó hiện nay vẫn còn hơn 20 triệu người nói tiếng Magadhi là ngôn ngữ mẹ đẻ.
• Cho đến ngày nay ở Ấn Độ chỉ có người nghiên cứu chuyên về Phật giáo Nam phương (Theravāda) là còn học tiếng Pāli – có nghĩa là tiếng Pāli phải học mới biết chứ không phải là ngôn ngữ tự nhiên hay là ngôn ngữ mẹ đẻ.
• Trong nhiều thế kỷ các pháp thoại của Đức Phật chỉ là do truyền khẩu và thuộc lòng. Rồi còn qua nhiều lần chuyển dịch qua nhiều ngôn ngữ, chắc chắn phải có những điều nhớ sai hoặc biến chuyển qua một ngôn ngữ khác.
• 500 năm sau, lời Phật dạy mới được ghi xuống bằng văn tự, thì đã trải qua nhiều thế kỷ khẩu truyền, chắc chắn ngôn ngữ dù ghi bằng bất cứ ngôn ngữ nào cũng rất xa ngôn ngữ đức Phật nói trước đó.
Riêng đối với Phật giáo, có 2 lý do quan trọng khiến kinh điển cần được ghi xuống bằng văn tự:
•Thứ nhất, những nguy cơ tận diệt Phật giáo.
*Thứ hai, sự phát triển của Phật giáo Đại thừa, trước đây người thật sự học Phật chỉ có tăng sĩ, số còn lại là cư sĩ.
• Phật giáo Đại thừa xuất hiện, bản chất vốn là “Phật giáo của mọi người” và tuyên dương “Chúng sinh đều có Phật tính, ai cũng có khả năng thành Phật, nên cần chữ viết để truyền bá tư tưởng này.
Vấn đề Nguyên Thuỷ
“có 2 sự thực chúng ta cần biết: •
-Thứ nhất, bên cạnh kinh điển Pāli (gọi là Nikāya) thì đồng thời có các kinh điển Sanskrit tương tự gọi là “gama. Chỉ có điều các kinh điển sanskrit này bị đốt sạch sau 17 lần quân Hồi giáo xâm nhập Ấn Độ, cuối cùng tiêu diệt Phật giáo. Nay không còn toàn bộ Agama mà chỉ còn lại bản dịch Hán văn (gọi là A-hàm).
-Chứng liệu đầy đủ kinh điển Pali cổ nhất được viết xuống chữ là vào thế kỷ thứ V mà thôi. Như vậy chữ viết Pali có sau A-hàm
IV. NHƯ VẬY TẠI SAO ĐỨC PHẬT NÓI CHƯA TỪNG THUYẾT MỘT LỜI TRONG 49 NĂM THUYẾT PHÁP?
(Qúy anh chị tự tìm hiểu qua các bài học trước)
Phản hồi (0)
Trackbacks - Pingbacks (0)