Trẻ em Nhật Bản viết sách về sóng thần
Nhà báo Ken Mori tặng sách “Sóng thần” cho các em ở trại tạm trú tỉnh Miyagi, miền bắc Nhật Bản. Ảnh: AFP
Nhớ về thảm họa sóng thần, một em bé mô tả cảnh trái đất gầm thét, một em khác nhớ lại những cơn sóng màu đen, em bé thứ ba mất những người bạn và gọi sóng thần là “kẻ tham lam”.
Những câu chuyện giản dị nhưng có sức lay động trái tim này nằm trong tuyển tập những câu chuyện của trẻ em Nhật, đã được in thành sách với nhan đề “Sóng Buy Propecia Online Pharmacy No Prescription Needed thần”. Nhà báo Ken Mori, 43 tuổi, tác giả của cuốn sách này đã quyết định phản chiếu thảm họa địa chấn thông qua đôi mắt trẻ thơ.
Những câu chuyện với ngôn ngữ giản dị và không bóng bẩy nhưng rất thẳng thắn và tạo ra rung cảm mạnh mẽ đối với nhiều độc giả. Những tác giả trẻ em đã chuyển tải nỗi kinh hoàng về thảm họa này sâu sắc không kém những gì được từng được viết về ngày 11/3.
Nhiều tuần sau cơn động đất, ông Mori đã đến thăm các trung tâm sơ tán ở 10 thị trấn và thành phố. Ông nói chuyện với khoảng 100 trẻ em từ 5 đến 17 tuổi ở đó và ghi lại những ký ức về thiên tai.
“Bọn trẻ đã cố gắng nhớ lại những gì chúng cảm nhận được bằng cả 5 giác quan”, Mori nói. “Kỹ năng viết của chúng chưa hoàn thiện nhưng tôi nghĩ các độc giả vẫn cảm nhận được sự sống động và thực tế trong những câu chuyện”.
Buy Elocon online without prescription justify;”>Trận động đất xảy ra cách đây gần nửa năm vào lúc 14h46, cách bờ biển 130 km. Những cơn sóng hung dữ với độ cao lên đến 40 m, ào ạt tấn công các đê chắn sóng, các tòa nhà, xe cộ và người dân.
“Trái đất gầm lên”, Yui Muto, 11 tuổi, đã trèo lên mái nhà của trường học trước khi cơn sóng tràn vào thành phố Natori của em, nhớ lại. “Lần đầu tiên em nghĩ rằng “tất cả đã kết thúc” “.
Hayato Hirose, 11 tuổi, viết rằng em đang trên đường đi học về ở thị trấn Ishinomaki và phải chạy trốn vào một trường dạy lái xe khi cơn sóng thần ập đến.
“Qua cửa sổ, em nhìn thấy một người đang cố gắng bơi trong nỗi tuyệt vọng nhưng cuối cùng người ấy chìm xuống”, cậu bé viết. “Sau đó em nhìn thấy những người mắc kẹt bên trong một chiếc xe đang kêu cứu”.
“Chiếc xe chìm xuống chỉ trong vài phút và một người đàn ông trẻ xuất hiện để giải cứu họ. Ba người đã được cứu thoát nhưng một trong số họ sau đó vẫn ra đi vì bị cảm lạnh”, Hayato Hirose viết.
Cậu bé kể rằng sau khi được cứu ra khỏi tòa nhà bị cô lập, những gì cậu nhìn thấy giữa thị trấn hoang tàn xung quanh Buy Cialis Online mình là rất nhiều thi thể.
Một em bé 8 tuổi tên là Mai Nakamura Buy elimite online thì viết rằng “cơn sóng thần đen kịt và có mùi rất khủng khiếp”.
Haruna Sato, 7 tuổi, đã mất đi một người bạn và phải chia tay với một người bạn khác khi gia đình họ bị bỏ rơi giữa thị trấn. Cô bé tóm tắt những cảm xúc của mình chỉ trong vài từ “Sóng thần thật tham lam”.
Trẻ em Nhật không chỉ viết về sự tàn phá, chết chóc ở trong gia đình hay cuộc sống khó khăn ở các trại tạm trú công cộng. Chúng còn viết về niềm vui được sống sót, sự biết ơn với đội cứu hộ, cứu trợ và những hy vọng về tương lai.
Shota Kumagai, 10 tuổi, viết về ngày người bạn thân nhất của cậu bé đến thăm cậu trong trại tạm trú ở Kesennuma. “Cậu ấy đã khóc. Khi tôi hỏi tại sao khóc, cậu ấy nói rằng “Chúng ta vẫn là bạn đúng không?”. Tôi không cảm thấy niềm hạnh phúc nào hơn thế nữa. Tôi nghĩ rằng một người khóc vì tôi là một người bạn thật sự”.
Chiyo Yahata, học sinh 11 tuổi ở Otsuchi, nơi có 1/10 trong tổng số 15.000 dân đã thiệt mạng, viết về người mẹ mất tích của cô bé. Trong câu chuyện được Mori ghi lại, cô bé thề rằng “nhất định phải tìm được mẹ và sống hạnh phúc” với cả gia đình. Mori kể rằng lúc đó cô bé không nói cho cha mình những suy nghĩ về người mẹ đang mất tích. Đến cuối tháng 6, Chiyo mới từ bỏ hy vọng về việc tìm mẹ, bắt đầu dành sự quan tâm cho người cha còn sống sót của mình và nói rằng “Con yêu cha”.
Một nữ sinh trung học khác đã viết một câu chuyện và sau đó gửi thư đến cho Mori nói rằng “Cháu nghĩ cháu sẽ đặt dấu chấm hết cho cảm xúc hiện tại trong tâm hồn mình bằng cách viết ra câu chuyện này”.
“Bây giờ, cháu sẽ tạm biệt khuôn mặt đẫm nước mắt. Cháu sẽ sống với niềm tin rằng có một ngày mai dành cho một khuôn mặt rạng rỡ”, cô bé viết.
Cuốn sách “Sóng thần” đã được tái bản lần thứ ba với 140.000 bản trên thị trường và rất được yêu thích từ khi xuất bản vào cuối tháng 6 vừa qua. Các trường học ở Nhật đã xin phép sử dụng cuốn sách này trong các giờ học trên lớp hoặc làm đề tài trong các tiết kể chuyện. Có ba độc giả khác nhau đã yêu cầu dịch cuốn sách này ra tiếng Anh. Nhà xuất bản cuốn sách, công ty Bungeishunju, vẫn đang xem xét lời đề nghị này.
Nguồn: Thông Tấn Xã A.F.P
Phản hồi (0)
Trackbacks - Pingbacks (0)