CẦU AN ĐẦU NĂM
Cầu an đầu năm
Để mở đầu cho một năm mới, người Việt có phong tục thực thi một vài động thái tâm linh nào đó gọi là cầu an đầu năm với lòng mong mỏi bước sang năm
Để mở đầu cho một năm mới, người Việt có phong tục thực thi một vài động thái tâm linh nào đó gọi là cầu an đầu năm với lòng mong mỏi bước sang năm mới mọi sự đều được tốt đẹp. Thông thường, người ta tìm đến các nơi chốn được xem là thiêng liêng như đình, chùa, đền, miếu để thể hiện đức tin hoặc tiến hành các nghi thức tôn giáo nhằm cầu mong an lành cho một năm mới. Đây là phong tục hay, thể hiện ước vọng muôn thuở của con người trong việc cải thiện các giá trị của cuộc sống, cả vật chất lẫn tinh thần. Năm qua hạn hán kéo dài, mùa màng thất bát, cầu mong bước sang năm mới mưa thuận gió hòa, lúa chín đầy đồng. Năm qua việc nước chuyện nhà không mấy suôn sẻ, phải lo nghĩ nhiều, cầu mong sang năm mới mọi việc đểu được hanh thông, bớt ưu bớt sầu… Chẳng biết chư vị thần linh có thấu cho nỗi lòng của chúng sinh hay không, nhưng Đức Phật thì nghe rất rỏ, thậm chí còn chỉ bày cách thức để cho mọi người thực hiện có hiệu quả ước mong chính đáng của mình nữa. Ngài nói rõ như vầy:
“Này các Tỷ-kheo, phần lớn các loài hữu tình có mong muốn như thế này, có ước vọng như thế này, có nguyện vọng như thế này: “Ôi, mong rằng các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý được tiêu diệt! Mong rằng các pháp khả ái, khả lạc, khả ý được tăng trưởngỊ”. Này cóc Tỷ-kheo, dầu cho các loài hữu tình ấy có mong muốn như vậy, có ước vọng như vậy, có nguyện vọng như vậy, nhưng các pháp bất khả ái, bất khả lạc, bất khả ý được tăng trưởng; các pháp khả ái, khả lạc, khả ý bị tiêu diệt. Ở đây, này các Tỷ-kheo, các Người có biết vì nguyên nhân gì không?’
Phật hiểu rõ tâm lý thường tình của chúng sinh, đó là mong muốn được lợi ích an lạc, thoát ly mọi bất hạnh khổ đau. Phật cũng biết rất rõ lý do vì sao chúng sinh không thực hiện được ước muốn của mình, dù cho có tha thiết dốc lòng mong cầu. Theo lời Phật, sở dĩ chúng sinh không đạt được điều mong ước của mình ấy là bởi tâm không sáng suốt, lòng không ngay thẳng, hành động không chính đáng2. Mong muốn điều tốt lành đến với mình mà suy nghĩ, nói năng và hành động theo điều ngược lại thì chỉ có hại cho mình và có hại cho người, chứ không bao giờ có được kết quả như mong muốn. Chẳng hạn, mong rằng lòng mình luôn luôn được thanh thản an lạc mà cứ sống với tâm ý đầỵ tham, sân, si thể hiện qua các hành vi xấu ác, bất thiện như sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham dục, sân hận, tà kiến thì dẩu cho có khấn vái hàng trăm lần, có dâng cúng nhiều tiền của cho thần thánh đi nữa, tâm cũng sẽ không an, lòng sẽ không thanh thản. Trái lại, nếu tâm không có tham, sân, si; không suy nghĩ, nói năng và hành động trái với lương tâm thì tự nhiên lòng sẽ thanh thản, cuộc sống trở nên yên ổn, không rơi vào phiền muộn khổ đau, dầu cho có khởi tâm mong cầu hay không. Kinh Pháp cú nhắc nhở:
Chúng sanh cầu an lạc,
Ai dùng trượng hại người,
Để tìm lạc cho mình,
Đời sau không được lạc.
Chúng sanh cầu an lạc,
Không dùng trượng hại người,
Để tìm lợi cho mình,
Đời sau được hưởng lạc3.
Như vậy, Phật không bác bỏ tâm lý mong cầu sự bình an của chúng sinh nhưng xác nhận vấn đề bình an không hoàn toàn tùy thuộc vào lòng mong cầu mà nằm ở hành động đúng đắn của con người hay nói cách khác là người ta phải sống như thế nào. Theo lời Phật thì không ai có thể mang lại sự bình an cho người khác, trừ phi chính mỗi người phải tự nổ lực kiến tạo an lạc cho mình bằng một nếp sống trong sáng, chơn chánh và hiền thiện4. Phật hiểu thấu mọi nỗi lòng của chúng sinh, nhưng Phật cũng không thể làm gì khác cho sự bình an của chúng sinh, ngoài việc chỉ bày một con đường, một phương pháp để cho mọi người thực hiện5. Có một vị thôn trưởng đến thưa hỏi Đức Phật:
“Bạch Thế Tôn, các vị Bà-la-môn trú đất phương Tây, mang theo bình nước, đeo vòng hoa huệ, nhờ nước được thanh tịnh. Những người thờ lửa, khi một người đã chết, đã mệnh chung, họ nhắc bổng và mang vị ấy ra ngoài, kêu tên vị ấy lên, và dẫn vị ấy vào Thiên giới. Còn Thế Tôn, bạch Thế Tôn, là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Thế Tôn có thể làm như thế nào cho toàn thể thế giới, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này?”
“Vậy, này Thôn trưởng, ở đây, Ta sẽ hỏi Ông. Nếu Ông kham nhẩn hãy trả lời.
Này Thôn trưởng, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, một người sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham lam, sân hận, theo tà kiến. Rồi một quần chúng đông đào, tụ tập, tụ họp lại, cầu khẩn, tán dương, chắp tay đi cùng khắp và nói rằng: ‘Mong người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên Thiện thú, thiên giới, cõi đời này!”. Ông nghĩ thế nào, này Thôn trưởng, người ấy do nhân cầu khẩn của đại quần chúng ấy, hay do nhân tán dương, hay do nhân chắp tay đi cùng khắp, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này?
“Thưa không, bạch Thế Tôn”.
‘Ví như, này Thôn trưởng, có người lấy một tảng đá lớn ném xuống một hồ nước sâu. Rồi một quần chúng đông đảo, tụ tập, tụ họp lại, cầu khẩn, tán dương, chắp tay đi cùng khắp và nói rằng: ‘Hãy đứng lên, tảng đá lớn! Hãy nổi lên, tảng đá lớn! Hãy trôi vào bờ, tảng đá lớn!f. Ông nghĩ thế nào, này Thôn trưởng, tảng đá lớn ấy do nhân cầu khẩn của đại quần chúng ấy, hay do nhân tán dương, hay do nhân chắp tay đi cùng khắp, có thể trổi lên, hay nổi lên, hay trôi dạt vào bờ không?”
“Thưa không, bạch Thế Tôn”.
Cũng vậy, này Thôn trưởng, người nào sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham lam, sân hận, theo tà kiến. Rồi một quần chúng đông đảo tụ tập, tụ họp lại, cầu khẩn, tán dương, chắp tay đi cùng khắp và nói rằng: ‘Mong người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiện giới, cõi đời này!’. Nhưng người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
Ông nghĩ thế nào, này Thôn trưởng? Ở đây, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ sống tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, không có tham, không có sân hận, có chánh kiến. Rồi một quần chúng đông đảo, tụ tập, tụ họp lâi, cầu khẩn, tán dương, chắp tay đi cùng khắp và nói rằng: ‘Mong người này, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục!‘.
Ông nghĩ thế nào, này Thôn trưởng, người ấy do nhân cầu khẩn của quần chúng đông đảoấy, hay do nhân tán dương, hay do nhân chắp tay đi cùng khắp, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục không?’.
“Thưa không, bạch Thế Tôn”.
“Ví như, này Thôn trưởng, có người nhận chìm một ghè sữa đông hay một ghè dầu vào trong một hồ nước sâu rồi đập bể ghè ấy. Ở đây, ghè ấy trở thành từng miếng vụn, hay từng mảnh vụn và chìm xuống nước. Còn sữa đông hay dầu thời nổi lên trên. Rồi một quần chúng đông đảo, tụ tập, tụ họp lại, cầu khẩn, tán dương, chắp tay đi cùng khắp và nói: ‘Hãy chìm xuống, này sữa đông và dầu! Hãy chìm sâu xuống, này sữa đông và dầu. Hãy chìm xuống tận đáy, này sữa đông và dầu!’. Ông nghĩ thế nào, này Thôn trưởng, sữa đông ây, dầu ấy, có do nhân cầu khẩn của đám quần chúng đông đảo ấy, do nhân tán dương, do nhân chắp tay đi cùng khắp của quần chúng đông đảo ấy mà bị chìm xuống, hay chìm sâu xuống, hay chìm xuống tận đáy không?”.
“Thưa không, bach Thế Tôn”.
“Cũng vậy, này Thôn trưởng, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ sống tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, không có tham, không có sân, theo chánh tri kiến, Rồi một quần chúng đông đảo, tụ tập, tụ họp lại, cầu khẩn, tán dương, chắp tay đi cùng khắp và nói: ‘Mong rằng người này, sau khi thân hoại mang chung, sẽ sanh vào cõi dữ ác thú, đọa xứ, địa ngục!. Nhưng người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh lên thiện thú,Thiên giới, cõi đời này”.
Nhìn chung, Đức Phật không chủ trương việc khấn vái cầu nguyện nhưng quan tâm khuyên dạy mọi người thực hiện một nếp sống chơn chánh hiền thiện -thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện- để thiết lập và thực nghiệm một đời sống hạnh phúc an lạc, hạnh phúc hiện tại và an lạc tương lai. Phật chứng nghiệm đầy đủ định luật nhân quả nghiệp báo thiện ác nên chủ trương cải thiện phẩm chất cuộc sống bằng biện pháp chơn chánh thiết thực: quyết tâm bỏ điều ác, nỗ lực làm các việc lành. Phật nhấn mạnh thân làm việc thiện, miệng nói lời thiện, ý nghĩ điều thiện, vì theo tuệ giác của Phật thì chỉ có nếp sống hiền thiện xuất phát từ tâm trong sáng thanh tịnh, được thể hiện qua các hành vi chơn chánh hiền thiện của thân, miệng, ý mới thực sự giúp cho con người đạt được ước mong hạnh phúc an lạc, cả đời này và đời sau.
Vào những ngày đầu xuân, những người con Phật thường thực hiện các khóa lễ cầu an đầu năm, một mặt tỏ rõ tâm kính tín đối với Tam bảo và mặt khác thể hiện lòng biết ơn đối với muôn vàn ân đức giữa cuộc đời. Họ khởi tâm trong sáng thanh tịnh cầu mong cho Phật pháp trường tồn, đất nước thái bình, hết thảy mọi người, mọi chúng sinh đều được hạnh phúc an lạc. Họ khởi tâm mong ước điều tốt lành nhân dịp đầu năm mới để tự nhắc nhở mình và cũng để khuyến khích nhau nổ lực kiến tạo hạnh phúc an lạc cho mình, cho người và cho quê hương xứ sở bằng những việc làm chơn chánh hiền thiện, bằng những lời nói chơn chánh hiền thiện và bằng những ý nghĩ chơn chánh hiền thiện. Đây chính là ý nghĩa cầu an trong đạo Phật, tức là khởi tâm mong ước điều tốt lành để tự nhắc nhở và sách tấn mình luôn luôn sống tốt, sống thiện, sống hạnh phúc an lạc, lợi mình, lợi người, đúng như bậc Đạo sư đã chỉ dạy:
“Thánh đệ tử tự mình từ bỏ sát sanh và khuyến khích người khác từ bỏ sát sanh; tự mình từ bỏ lấy của không cho và khuyến khích người khác từ bỏ lấy của không cho; tự mình từ bỏ tà hạnh trong các dục và khuyến khích người khác từ bỏ tà hanh trong các dục; tự mình từ bỏ nói láo và khuyến khích người khác từ bỏ nói láo; tự mình từ bỏ nói hai lưỡi và khuyến khích người khác từ bỏ nói hai lưỡi; tự mình từ bỏ nói lời thô ác và khuyến khích người khác từ bỏ nói lời thô ác; tự mình từ bỏ nói lời phù phiếm và khuyến khích người khác từ bỏ nói lời phù phiếm; tự mình không tham và khuyến khích người khác không tham; tự mình không có sân tâm và khuyến khích người khác không có sân tâm; tự mình có chánh kiến và khuyến khích người khác có chánh kiến. Thành tựu hai mươi pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên Thiên giới”6 ■
Chú thích:
- Đại kinh Pháp hành, Trung Bộ.
- Đại kinh Pháp hành, Trung Bộ.
- Kinh Pháp cú, kệ số 131-132.
- Kinh Pháp cú, kệ số 165 xác nhận: ‘Tự mình, điều ác làm; Tự mình làm nhiễm ô; Tự mình, ác không làm; Tự mình làm thanh tịnh; Tịn,h không tịnh, tự mình; Không ai thanh tịnh ai “.
- Kinh Pháp cú, kệ số 276 ghi rõ: “Ngươi này nhiệt tình làm, Như Lai chỉ thuyết dạy” .
- Kinh Hai mươi pháp,Tăng Chi Bộ.
Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 172
Phản hồi (0)
Trackbacks - Pingbacks (0)