NGƯỜI CÓ HAI TRÁI TIM

Nghe qua cái tựa đề lạ lùng kia chắc hẳn không ít anh chị em lam viên thắc mắc

-Làm gì có người có đến hai trái tim.

Quả đúng như vậy, làm gì có người có đến hai trái tim, nhưng đây chỉ là một phần trong câu nói nổi tiếng của nhà thơ Li Băng Kahlil Gibrant: “Một con người vĩ đại có hai trái tim: Một trái tim chảy máu và một trái tim bao dung”.nghiluanxahoivelongkhoandungQuả thật vậy một trái tim vật lý để làm nhiệm vụ và chức năng của tim là bơm máu lên não và bơm máu chạy toàn cơ thể, tim phối hợp với thận, làm cho máu sạch để nuôi cơ thể, trong đó có bộ não. Hoạt động của tim là biểu hiện cho sự sống, trái tim ngừng đập đồng nghĩa cho cái chết, khi người ta nói trái tim của ông A, bà B đã ngừng đập lúc X giờ ngày Z, tức là người ta loan báo ông A, bà B đã ra đi vĩnh viễn.

Vế tính chất của tim là như thế, tất cả loài động vật nói chung và loài người nói riêng đều như thế không ai khác ai cả.

Thế nhưng ở đây nhà thơ Gibrant đề cập đến một trái tim khác nằm trong trái tim vật lý này mà một người vĩ đại mới có , đó là trái tim bao dung.

Bao dung là một đức tính  mà giáo lý đạo Phật luôn đặt nặng để giáo hóa cho phật tử vì nó biểu hiện cho đức tính từ bi, hỷ xã là cốt lõi của giáo lý Phật-đà. Người có trái tim bao dung thì tâm hồn luôn rộng mở, biết tha thứ cho lỗi lầm  của người khác một cách rộng lượng không cố chấp hẹp hòi. Với anh chị là huynh trưởng GĐPT thì đức tính nầy càng cần thiết, vì nếu huynh trưởng mà không có trái tim bao dung thì luôn phán xét, chỉ trích lỗi lầm của đàn em khiến đôi lúc mối bất hòa càng lan rộng và sự cảm thông trở nên xa vời. Từ sự thiếu cảm thông và thành kiến ấy khiến cho mối bất hòa giửa những anh chị trong ban huynh trưởng hay giửa huynh trưởng với đoàn sinh khiến đơn vị mất đoàn kết và vì thế không thể nào xây dựng đơn vị ngày càng thăng tiến được.

Những gương sáng về lòng bao dung thì sử sách ghi lại nhiều lắm, nhưng tôi xin ghi lại hai câu chuyện về lòng bao dung của một ông vua  để chúng ta cùng suy ngẫm.

Sở Trang Vương thiết tiệc đãi các quan, sai mỹ nữ hầu hạ ca xướng. Đang lúc vui say thì đèn nến bị gió thổi tắt hết cả. Một viên quan thừa cơ kéo áo cung nữ. Cung nữ chụp giật được dải mũ, rồi tâu: “Có kẻ trêu ghẹo thiếp. Thiếp giật được dải mũ. Xin cho thắp đèn ngay để xét. Kẻ nào bị đứt dải mũ thì chính là kẻ đã vô lễ làm càn”.

Trang Vương nghĩ: “Cho người ta uống rượu, để say đến quên cả lễ phép, lại vì câu chuyện đàn bà làm sỉ nhục người ta, thì lòng nào nỡ thế”. Bèn lập tức ra lệnh: “Ai uống rượu với quả nhân hôm nay mà không say đến giật đứt dải mũ là chưa thật vui”.

Các quan theo lệnh, đều giật đứt dải mũ. Khi đèn nến thắp lên thì không còn phân biệt được ai là người phạm tội. Nhờ vậy mà suốt buổi tiệc được vui vầy.

Hai năm sau, nước Sở đánh nước Tấn, mà trận nào cũng có viên quan võ trẻ tuổi liều sống chết chiến đấu ở bên cạnh nhà vua. Nhờ vậy mà quân Sở thắng.

Trang vương lấy làm lạ, cho đòi viên quan ấy đến hỏi: “Quả nhân đãi nhà ngươi cũng như các quan khác. Cớ sao nhà người hết lòng giúp Quả nhân khác người như thế?”.

Viên quan tâu: “Thần rắp tâm muốn đem thân mệnh để hiến nhà vua đã lâu. Mãi đến ngày nay mới gặp dịp báo đền ơn nghĩa, thật là may cho thần lắm. Thần tên là Tưởng Hùng, chính là người đã giật đứt dải mũ của cung phi trong tiệc rượu ngày xưa mà”.

Chúng ta biết uy quyền của một ông vua nắm quyền sinh sát trong tay muốn giết ai là giết huống chi một vị quan dám sàm sở với phi tần của mình thì tội chết là lẻ đương nhiên. Thế nhưng Trang Vương đã lấy lòng bao dung mà tha thứ cho kẻ phạm tội, Sở Trang Vương là một người vĩ đại nên có một trái tim  bao dung thật đáng khâm phục!

Một điều cần suy ngẫm nửa là dù không hề nghĩ đến nhưng việc hành xữ bao dung với người cấp dưới của Sở Trang Vương như thế đã được đáp đền một cách xứng đáng. Một bài học đáng cho anh chị em huynh trưởng chúng ta học hỏi và thực hành.

                                                                                                    Tâm Lễ

ac

digg delicious stumbleupon technorati Google live facebook Sphinn Mixx newsvine reddit yahoomyweb