NHẬN THỨC MỘT SỰ THAY ĐỔI

NHẬN THỨC MỘT SỰ THAY ĐỔI

                                                                                                     ĐĐ Thích Thiên Thun

images

 1. Nhận thức đường đi giáo dục của Phật giáo thời kỳ mới

Thời gian là bánh xe luân chuyển không ngừng nghỉ, và con người là một nhân tố bị chi phối trong guồng máy thời gian đó. Chính vì thế nếu không có sự liên kết phù hợp giữa nhân tố con người và thời gian thì tự động nhân tố đó theo định luật tự nhiên bị đánh bật ra khỏi dòng thời gian khi không còn cách để bám víu. Cũng tương quan như thế, nếu con người không thay đổi để thích nghi với môi trường thì con người sẻ bị tụt lùi và biến mất theo thời gian.Nhận thức đường đi giáo dục của Phật giáo thời kỳ mới:

 Hệ thống giáo dục của Phật giáo cũng chọn ra phương thức phù hợp với con người, để hệ thống phát triển và điều tiết một cách tất yếu tồn tại hiệu quả. Hơn hết, giáo dục luôn là vấn đề quan trọng mũi nhọn nhất đối với một quốc gia, xã hội hay một gia đình. Vì vậy, một sự điều chỉnh dù lớn hay nhỏ, nhất về phương pháp giáo dục cũng kéo theo sự tồn tại khách quan của đoàn thể.

Phật tử chúng ta có may mắn (có phước) được tu tập trong giáo lý của Phật pháp, được hoàn thiện bản thân trong nền tảng của từ bi và trí tuệ. Vì thế sự học tập và rèn luyện để phát triển là điều tất yếu để bắt kịp nhịp sống của thời gian, của nhân loại.

Chúng ta ai cũng có những khát vọng thay đổi cuộc sống, cải tạo cuộc sống trở nên tươi đẹp và màu mỡ hơn. Nhưng để thực hiện những khát vọng đó phải bắt nguồn từ tình yêu thương và sự hiểu biết chân chánh. Chúng ta thường bị lỗi hệ thống ở phương pháp đào tạo nhân sự ở góc độ khoa học sư phạm, hơn hết  là chúng ta luôn cầu bình an để bản thân được chìu chuộng thanh nhàn, có tất cả nhu cầu để tồn tại ở vị trí quá lớn mà chúng ta thì tri thức – tri kiến quá bé nhỏ, chỉ sống cho tự ngã của bản thân. Chúng ta ít đối diện lại với chính chúng ta trong từng hơi thở, ý thức trong từng hành động, và cuối cùng là chúng ta bị lạc quỹ đạo với Giới – Định – Tuệ do tự ngã sinh ra.

Để đạt được mục đích? Vấn đề đặt ra lại là chúng ta đang có sẵn nội lực và nền tảng là cái gì? Chúng ta sẻ sử dụng nó vào mục đích như thế nào? Thành quả đó đem lại sự lợi ích cho ai?. . . Để đem lại sự nhìn nhận chân chính cho cuộc sống này

2. Nền tảng căn bản của tổ chức của giáo dục thời đại.

Có một câu chuyện như thế này: Một con quạ trong chuyến bay của mình đã gặp một con chim bồ câu đang trên đường về nhà. Con chim bồ câu hỏi: “Cậu muốn bay đi đâu thế?”.

Con quạ trả lời: “Thực ra tôi không muốn đi, nhưng mọi người đều chê tiếng kêu của tôi không hay, cho nên tôi muốn rời khỏi đây”.

Con chim bồ câu nói với con quạ: “Đừng phí công vô ích nữa! Nếu cậu không thay đổi giọng nói của mình, thì dù cậu có bay đến đâu đi chăng nữa cũng không được chào đón đâu”.

 Kết luận: Nếu bạn hy vọng mọi chuyện sẽ trở nên tốt đẹp, vậy hãy bắt đầu từ việc thay đổi bản thân mình.

Qua câu chuyện đó chúng ta học được rất nhiều bài học về minh triết cuộc sống. Chúng ta nhận định rằng sự thay đổi của tư duy rất quan trọng, một khi tư duy đã sai lệch rồi thì dù có làm gì đi nữa chúng ta cũng lạc hướng. Chúng ta phải thừa nhận lòng vô ngã vị tha, bao dung để mà học tập mà phát triển đoàn thể của chúng ta, bỏ đi vấn đề cục bộ, nhồi sọ trong giáo dục … hơn hết giáo dục đạo đức phải là phi chính trị, bất kể đường hướng giáo dục nào.

Đặt ra làm thế nào tạo được những thay đổi Lâu và Bền đối với một tổ chức ?

Có những phương pháp sau:

  • Bổ khuyết mạnh mẽ theo đường hướng giáo dục sư phạm
  • Nâng cao tầm nhìn, chuyên ngành đào tạo con người mô phạm
  • Nắm bắt được sự thay đổi văn hóa theo nhu cầu cần thiết của con người
  • Thay đổi chiến lược phát triển giáo dục phù hợp văn hóa thời đại.

Những thay đổi chỉ có giá trị đích thực khi chúng lâu bền và hợp lý. Chúng ta ai cũng từng có kinh nghiệm về những thay đổi nhất thời, để rồi lại cảm thấy chán nản và thất vọng ngay sau đó. Thực ra nhiều người muốn thực hiện những thay đổi, nhưng kèm theo ý muốn đó là nỗi e ngại và lo lắng không biết những đổi thay của mình có lâu bền hay chỉ là tạm bợ.

Ý thức được rằng: “Một tổ chức thành công phải dựa trên nền tảng của sự thật, và sự thật đó mang lại sự hạnh phúc chân thật cho mọi người. Trong quan điểm của người huynh trưởng Phật tử chúng ta học được những điều đơn giản mà vô cùng vi diệu từ kiên thệ: Phật tử trau dồi trí huệ tôn trọng sự thật: Phật tử thực hành hạnh trí huệ bằng cách phát chiếu trí huệ và tôn trọng sự thật. Phật tử dùng trí huệ để tìm hiểu học hỏi, dùng lý trí để xét đoán, không mê tín dị đoan. Ðối với các học thuyết, Phật tử lấy trí phán đoán vô tư để tìm hiểu, nếu phải thì công nhận, nếu trái thì không tin theo. Ðối với Phật Pháp, Phật tử hết sức tìm hiểu chơn nghĩa của Phật, dùng lý trí phân tích, thiệt nghiệm tìm hiểu để thực hành, để sống như lời Phật dạy, vì Phật tử nhận rõ rằng chỉ có sự thiệt hành mới phát sinh trí tuệ con người. Phật tử tôn trọng sự Thật nghĩa là biết phụng sự lẽ phải và sự thật. Phật tử sẽ không nói láo vì nói láo là nói lời trái với sự thật. Phật tử không xuyên tạc sự thật để mưu cầu danh lợi hay để bênh vực lòng tự ái của mình. . . .” Hay nói một cách khác nhân văn và sư phạm hơn: Không có sự thành công bền vững  nào dựa trên nền tảng của sự dối trá.

Từ tinh thần tu tập sáng suốt và chân thành đó, chúng ta rút ra bài học về quan điểm nhận thức sự thay đổi cơ cấu tổ chức nhân sự: Không bảo thủ, không cố chấp để cho tổ chức chúng ta ngày càng hưng thịnh.

3. Nhận thức phương pháp trong giáo dục Phật giáo.

Nhiều người hỏi bản chất của Phật giáo là gì? Mục đích của con người Phật giáo là gì? Và nếu không có Phật giáo thì con người có tồn tại và phát triển hay không?. . . Có rất nhiều câu hỏi đại loại như vậy. Để miêu tả cho những quan điểm trên thì có một câu chuyện như thế này:

“Một thiền sinh ngắm nhìn dòng suối hiền hòa, bỗng nhiên trông thấy một con bò cạp rớt xuống suối. Vị thiền sinh này đưa tay vớt nó và nhẹ nhàng để nó lên mặt đất. Con bò cạp theo phản ứng tự nhiên là cong đuôi chích bất cứ ai đụng đến nó. Mặc dù bị nó chích rất đau, nhưng ông không hề tức giận, vì đã làm được một việc mà ông thích làm là cứu sống được con bò cạp. 

 

Sau đó, ông đứng lên đi, nhưng đi được vài bước, thì ông quay lại nhìn con bò cạp, thấy nó lại té xuống suối nữa. Ông vội vàng chạy lại vớt nó, rồi cẩn thận đặt nó lên mặt đất. Lần thứ hai cũng như lần đầu, ông cũng bị nó chích nữa.

Trông thấy cảnh tượng này, một sư huynh đứng bên cạnh bực mình, nói lớn: “Con bò cạp vô ơn bạc nghĩa như vậy, cắn hoài, cứu nó làm gì cho mệt. Kệ xác nó”.

Ông thản nhiên trả lời: “ Chích là thói quen của con bọ cạp, giúp nó là thói quen của tôi ”. Đó chính là thói quen của lòng từ bi.”

Kết luận: Bản chất của Phật giáo là lương thiện (không sát sanh hai vật, thương yêu con người, môi trường. . ..).

Và để trả lời cho câu hỏi: Nếu không có Phật giáo thì con người có tồn tại và phát triển không? Xin thưa, Nếu không có sự xuất hiện của Phật giáo thì con người vẫn phát triển bình thường, chỉ có điều chưa có một tôn giáo nào xuất sắc hơn Phật giáo về cách giáo dục làm người tốt hơn Phật giáo mà thôi. Đào tạo con người là hàng đầu

4. Phương pháp truyền thống giáo dục Phật giáo

  1. Giữ gìn mạng mạch Phật pháp: Phát tâm tu hành giữ gìn Giới luật của chánh pháp Phật-đà.
  2. Học tập: Phát tâm học tập phương pháp tu học đúng chánh pháp, học không chỉ cho riêng bản thân mình, không ích kỷ.
  3. Rèn luyện: Vững mạnh thiền định về tâm linh, vì tu tập là nền tảng vững mạnh của Phật tử, kỷ cương đối với bản thân.
  4. Hạnh nguyện: Đem từ bi và trí tuệ vào nhân loại một cái vô ngã vị tha.

Nhớ thêm: Đức Phật thành lập Tăng Đoàn cũng không ngoài chủ đích là hoằng pháp. Trước khi chư tăng lên đường hoằng pháp thì Ngài nhắn nhủ: “ Hãy ra đi, các Tỳ Kheo, đem lại sự tốt đẹp cho nhiều người. Vì lòng từ bi hãy đem lại sự tốt đẹp, lợi ích và hạnh phúc cho chư Thiên và nhân loại ”.

Với sứ mạng thiêng liêng ấy, tất cả đệ tử Phật nói chung, những nhà hoằng pháp nói riêng luôn nỗ lực để vận dụng phương tiện đem đạo vào đời với nhiều hình thức, phương tiện khác nhau, nhưng không làm mất đi hình ảnh tốt đẹp vốn có của Phật giáo “như ong hút mật hoa, không hại sắc và hương”.

Nếu ai quan tâm và khắc khoải đến tương lai Phật giáo và đang bang khoăn rằng: Liệu giáo dục Phật giáo có đủ điều kiện là liều thuốc bổ dưỡng cho nhân loại không? Lúc này chúng ta nhớ lại lời nhà khoa học tài ba Albert Einstein viết: Albert Einstein write: The religion of the future will be a cosmic religion. It should trensend a personal God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religiuos sense arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unit. Buddhism answers this description (Tôn giáo tương lai sẽ là tôn giáo vũ trụ. Tôn giáo này siêu việt trên một đấng thiêng liêng nào đó và tránh hết mọi giáo điều và thần học, bao trùm cả thiên nhiên lẫn tinh thần tôn giáo. Tôn giáo này phải căn cứ vào ý niệm đang phát sinh từ những thực nghiệm của mọi vật, thiên nhiên và tinh thần như một sự thuần nhất đầy đủ ý nghĩa. Đạo Phật đáp ứng được điều đó).

Nhớ cho kỹ! Chỉ lo lắng bản thân không đủ kiến thức về  từ bi, trí tuệ tin tưởng vào mạng mạch của Phật pháp, hơn hết là sự tu tập chắc thật để thay đổi chính chúng ta và có thể thay đổi tư duy của mọi người. Thế giới đang đứng trước ngưỡng cửa thay đổi tư duy nhận thức của chúng ta.

                                                                                                                       Thích Thiên Thuận

digg delicious stumbleupon technorati Google live facebook Sphinn Mixx newsvine reddit yahoomyweb