HANG ĐỘNG PHẬT GIÁO Ở ẤN ĐỘ

nguoiphattu_com hang dong phat giao3

Trong tất cả  các đoàn du khách các nơi trên thế giới đến Ấn Độ đa số là phật tử và họ thường đến hành hương các thánh tích ghi dấu của đức Phật khi ngài còn tại thế, đó là: TỨ ĐỘNG TÂM

TỨ ĐỘNG TÂM bao gồm: Lumbini (Lâm Tì Ni) nơi Phật đản sanh, Bodhgaya (Bồ Ðề Ðạo Tràng) nơi Phật thành đạo, Sarnath (Lộc Uyển) nơi Phật chuyển pháp luân – thuyết pháp lần đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như và Kusinara (Câu Thi Na) nơi Phật nhập Niết bàn.

Thế nhưng chúng ta cũng cần nên biết thánh tích Phật giáo tại Ấn Độ không phải chỉ có chừng đó mà còn có những quần thể hang động được các tăng sĩ Phật giáo thời kỳ hậu Đức Phật đã đục sâu vào lòng núi để làm nơi tu hành và sinh sống. Đến chiêm bái những hang động này mới thấy tăng đoàn Phật giáo thời cổ đại đã thể hiện tinh thần Bi-Trí-Dũng qua tài năng và trí tuệ khi tạo ra những công trình thờ tự được đục sâu vào lòng núi hết sức kỳ vĩ và tinh xão như thế nào! Một trong những quần thể hang động nổi tiếng đó là hang động Ajanta.

Hang động Ajanta là một quần thể hang đá trên sườn núi ở làng Ajintha thuộc quận Aurangabad, tiểu bang Maharashtra, Ấn Độ, gồm 30 hang động đá là phế tích những ngôi chùa và tu viện thờ Phật, hoạt động từ thế kỷ thứ 2 trước công nguyên đến thế kỷ thứ 7 sau công nguyên.

Các hang này tọa lạc cách Aurangabad 104 km và cách trạm xe lửa Jalgaon 52km. Các hang động được đục thành từ những dung nham núi lửa của Deccan trong một hẻm núi trong rừng của ngọn đồi Sahyadri và được bao quanh bởi một rừng cây tuyệt đẹp. Những hang động này được phát hiện bất ngờ bởi một Đại Uý Quân Đội Anh Quốc, John Smith vào năm 1819, trong khi đi săn.

Ẩn giấu trong hang là một cấu trúc kiến trúc, điêu khắc và tranh vẽ tổng hợp. Hai loại cơ bản của kiến trúc Phật Học phong thái tu viện được lưu lại ở Ajanta, Chaitya và sảnh cầu nguyện (hang số 9, 10, 19, 26, & 29) và Vihara (tịnh xá) hoặc tu viện (còn lại 25 hang).

Các hang động ở đây gợi ra một kết cấu hoàn chỉnh về kiến trúc, được xây dựng thành 2 giai đoạn với khoảng thời gian gián đoạn khoảng 4 thế kỷ.

Người ta đã phần nào xác định được niên đại của chúng, đó là:

- Trong giai đoạn Hynayana (Tiểu Thừa) bao gồm các sảnh Chaitya hall (hang số 9 và 10) và 4 Tịnh xá (hang số 8, 12, 13 & 15A).

- Trong giai đoạn Mahayana (Đại Thừa) bao gồm 3 Chaitya (hang số 19, 26, và 29 chưa hoàn thành) và 11 Tịnh xá trang nhã (hang số 1, 2, 4, 6, 7, 11, 15, 17 và 20 đến 24).

Không những vậy, người ta còn phát hiện được các vật điêu khắc trong giai đoạn Đại Thừa hình thành nên một kiểu mẫu điêu khắc tôn giáo chính thức. Trong khi ở các lăng mộ giai đoạn Tiểu Thừa tại hiện trường gần như là các hang rỗng.

Giới chuyên môn còn phân ra các hang khác nhau được đánh dấu theo thứ tự 1, 2, 3…

Trong đó:

-Hang 1, là một trong các tu viện tốt nhất và những bức tranh bên trong nội thất ỡ đây là một trong số những kiệt tác của Ajanta. Khắc hoạ trang nhã hình tượng những vị Bồ Tát (Bodhisattvas) có tên là Padmapani và Vajrapani với những tấm hình khăn trùm đầu tinh vi dọc theo sườn núi, lối vào tiền sảnh. Bức tường một bên của tiền sảnh minh hoạ sự quyến rũ của Mara và pháp thuật tại Xá vệ thành. Những khung cảnh trong truyền thuyết của Kataka như là Shibi Jataka, Samkhpala Jataka,Mahajanka Jataka, và Chapeyya Jataka được minh hoạ trên những bức tường trong hang động.

- Hang số 2, tu viện lặp lại kiểu mẫu tương tự như Hang 1 và cũng rất đáng được thưởng thức với những bức ảnh trên trần nhà. Những bức hình bao gồm rất nhiều kiểu mẫu thiết kế, tranh cuộn, mẫu tô hình học, bức tiểu họa về Đức Phật, giấc mơ của Hoàng Hậu Ma Da, và sự ra đời của Đức Phật, đoàn diễu hành người mộ đạo nữ giới mang trên vai những tặng vật và khung cảnh Hamsa Jataka và Vidhurapandita Jataka.

- Hang 4 và 6 là những tịnh xá hoặc tu viện với những kiến trúc tuyệt diệu.

- Hang 9, 10, 12 & 15A là những đại sảnh Chaitya Hall trong giai đoạn Tiểu Thừa.

+ Hang 10 được phát hiện trong các cuộc khai quật đầu tiên tại hiện trường là một trong những đại sảnh Chaitya Hall ấn tượng nhất của Phật Giáo ở Miền Tây Ấn có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ 2 trước công nguyên. Hang này chứa cả hai nhóm tranh cổ và tranh gần đây. Những khung cảnh trong Sama Jataka và Chhaddanta Jataka được khắc họa ở đây.

+ Hang 12 đã bị mất mặt ngoài, là kết quả của việc để lộ nội thất ở sảnh.

+ Trong hang 15A chỉ có những phần trên tường trước còn sót lại.

- Hang 14, 15 & 16: là những tịnh xá trong giai đoạn Đại Thừa.

+ Hang 14 đã được lập kế hoạch với quy mô lớn, nhưng không bao giờ được hoàn thành.

+ Phần mái hiên của Hang 15 hầu hết đã bị đổ. Phía trên lối ra vào là một xá lợi tháp che chắn bởi một mái che hình con rắn. Các hình ảnh Đức Phật xuất hiện trong điện thờ và trên vách sau của đại sảnh.

+ Hang 16 là một trong những tu viện đẹp nhất tại Ajanta. Bên trong sảnh, trên tường là một bức hoạ hóa thân của Nanda (Nan Đà), một người anh em họ của Đức Phật. Những bức tranh khác bao gồm pháp thuật ở Xá Vệ Thành (Sravasti), đoàn diễu hành trên lưng voi, Đức Phật cầu xin bố thí từ vợ và con trai, lần nhập thiền đầu tiên của Thái Tử Tất Đạt Đa, những cảnh trong Hasti Jataka và Maha Ummagga Jataka.

- Hang 17, một tịnh xá có số lượng tranh tường vĩ đại nhất bao gồm một dãy 8 Đức Phật, một tấm bản vẽ đã bị hư hỏng nặng gần hết vẽ Đức Đế Thích Thiên (Indra) đang bay lượn trên mây cùng với một đoàn vũ công của thượng giới, Phi Thiên (Apsara Áp Sa Ra) và những nhạc công, Đức Phật chế ngự Nalagiri, con voi giận dữ điên tiết được thả ra bởi người anh em họ ghen tức của người, Đề Bà Đạt Đa (Devadatta) và những khung cảnh từ những câu chuyện trong truyền thuyết Jataka như là Chhaddanta Jakatam Mahamapi Jataka, Vessantara Jataka, Sutasoma Jataka, Matiposaka Jataka, Sama Jataka, Ruru Jataka, và Nigodhamriga Jataka.

- Hang 19, là một sảnh Chaitya được chế tác hoàn hảo từ đá.

- Hang 20 là một tu viện nhỏ trong đó, lối vào đại sảnh là lối đi bắt buộc dẫn đến đại sảnh mà không có một cây cột nào.

- Hang 21 đến Hang 24 thể hiện những công trình cuối cùng của Ajanta. Đó là tổng hợp tất cả trong nhiều giai đoạn hoàn thành khác nhau.

- Hang 26 là một sảnh Chaitya lớn hơn Hang 19, nhưng mặt khác tương tự về cách sắp xếp và bố cục trang trí.

Hang đá Ajanta được đánh giá là di tích ngoại hạng, là một tu viện đồ sộ và tinh xảo đã bị chìm vào quên lãng, biến mất trong trong trí nhớ của con người. Các nhà khảo cổ xác nhận đấy là một trung tâm Phật giáo lâu đời và đồ sộ.

Các tranh trên tường trong các hang động là đại diện tiêu biểu cho nghệ thuật tranh vẽ của Ấn Độ. Kiến trúc, tranh vẽ và điêu khắc trong hang cho thấy Ajanta được xây dựng vào hai thời kỳ cách nhau khá xa. Từ thời kỳ thứ nhất kéo dài từ thế kỷ thứ II trước Tây lịch đến từ thế kỷ thứ I trước Tây lịch với cách trang trí khá đơn giản và không hoa mỹ, không có một biểu tượng nào tượng trưng cho Đức Phật. Thời kỳ thứ hai vào thế kỷ thứ V chịu ảnh hưởng của Phật giáo Bắc tông, với thiết kế phức tạp, trang trí phong phú và màu mè hơn.

Nếu đền Angkor của Campuchia là công trình đá được xây dựng và điêu khắc kỳ vỹ và hoành tráng đã khiến cho hậu thế phải cúi đầu bái phục như thế nào thì  quần thể hang động Phật giáo ở Ấn Độ cũng khiến cho ta phải cúi đầu bái phục như thế ấy. Sự khác biệt thú vị cùa hai công trình là đều được tạo ra từ đá, nhưng Angkor là công trình  XÂY ĐÁ NỔI còn Ajanta là công trình ĐỤC ĐÁ CHÌM, cả hai đều thể hiện tài năng và trí tuệ tuyệt vời của nền văn minh Đông Phương cổ đại và đều bị người hậu thế bản địa quên lãng hoàn toàn và cả hai đều được người Tây Phương phát hiện thật tình cờ.

                                                                                                                                                                                 Tâm Lễ

 

bizmac_full_26522015_035202

Hang động Ajanta 2

Hang động Ajanta 3

Img (1)

Img (2)

Img (3)

Img

nguoiphattu_com hang dong phat giao3

digg delicious stumbleupon technorati Google live facebook Sphinn Mixx newsvine reddit yahoomyweb