LÝ LUẬN DỊCH KINH CỦA NGÀI HUYỀN TRANG
“NGŨ CHỦNG BẤT PHIÊN” (Năm nguyên tắc không phiên dịch)
( Bài giảng của thầy Thượng tọa Thích Nhuận Châu tại khóa ĐTGV.BRVT)
I./ HUYỀN TRANG VÀ SỰ NGHIỆP DỊCH KINH:
Dịch 73 bộ kinh gồm 1.330 quyển, với số lượng như thế quả thực ngài xứng đáng là người dịch kinh số một trong lịch sử phiên dịch kinh Phật ở Trung Hoa. Công trình dịch kinh của ngài có nhiều điểm khác biệt so với Cưu-ma-la-thập (Kumarajīva). Phạm vi dịch thuật của ngài rất rộng. Từ kinh điển Phật giáo thời kỳ đầu đến tư tưởng Đại thừa, ngài còn dịch nhiều bộ luận của các tông phái Trung quán, Du-già-hành-tông (Duy thức).
+Huyền Trang là nguời đầu tiên dịch và giới thiệu môn Luận lý học Phật giáo, tức Nhân minh luận, môn học phát triển luận lý học và tri thức luận rất sâu của Phật giáo.
+Trước khi Huyền Trang dịch và giới thiệu Luận lý Nhân minh học, Phật giáo Trung Hoa không hề biết gì về môn học quan trọng này
.+ Huyền Trang là nhà phiên dịch Phật học uyên thâm, giỏi cả 2 ngôn ngữ (Phạn-Hán) do tu học trong 2 quốc độ chịu ảnh hưởng của 2 nền văn hóa này.
+ Huyền Trang là người tường tận cả tri thức luận và ngôn ngữ Phật học (Nhân minh học), vì vậy ngài hội đủ tất cả phẩm chất để trở thành người dịch kinh Phật lý tưởng.
+Sự nghiệp dịch kinh của ngài là một minh chứng rõ ràng. Vì vậy nguyên tắc “Ngũ chủng bất phiên” không còn là lý thuyết mà chính là kết quả của việc thực hành lâu dài.
II./ GIẢI THÍCH NGŨ CHỦNG BẤT PHIÊN
+Năm nguyên tắc cho phép không cần phiên dịch thành nghĩa, mà chỉ phiên âm.
+ Là lý luận dịch kinh cụ thể nhất của Huyền Trang, được ghi trong Nam Tông Pháp Vân Phiên Dịch Danh Nghĩa Tập.
+Thuật ngữ Phật học thường mang nhiều ý nghĩa hàm súc, nên khi muốn dịch âm, phải chọn một chữ Hán nào đó đủ sức biểu âm, mà không liên quan gì đến ý nghĩa.
+Nhưng từ đồng âm trong tiếng Hán thì quá nhiều, cho nên, cùng một thuật ngữ, mà do người dịch khác nhau nên có nhiều cách khác nhau. Do vậy, dẫn đến sai lầm do xem văn mà liên tưởng đến ý nghĩa.
-Vd: sát (Kṣatriya) trong sát-đế-lợi. –> Kṣetra: (n) : field: cánh đồng
- Vô sát bất hiện thân (Phổ môn)
- Phát nguyện của A-nan trong Kinh Thủ-lăng-nghiêm: Tương thử thâm tâm phụng trần sát, Thị tắc danh vi báo Phật ân.
- Nam mô tận hư không biến pháp giới, Vi trần sát độ trung, quá hiện vị lai, chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, thập phương thường trụ Tam bảo.
- Vi trần sát độ trung
(quốc độ Phật trong một hạt bụi nhỏ ).
- śīla, phiên âm thi-la 尸羅 thay vì dịch là Giới.
- kṣānti (sằn-đề 羼提) thay vì dịch là nhẫn –>An nhẫn
III./ NĂM NGUYÊN TẮC
- BÍ MẬT CHI:
+ Niềm tin tôn giáo có tính chất thần bí, chú ngữ là một trong những phạm trù đó. Để giữ đức tin, Huyền Trang không dịch nghĩa, chỉ phiên âm.
-Vd: Đà-la-ni (Dhāraṇī): Tổng trì, (Tổng nhất thiết pháp, Trì nhất thiết nghĩa)
-Vd: câu chú sau cùng trong Bát-nhã tâm kinh: Gate, gate, paragate, parasaṁgate, bodhi. Svāhā ! ”.
+Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.
+ Nghĩa: “Đi qua, đi qua, qua bờ bên kia, qua đến bờ bên kia, hướng đến giác ngộ. Chúc mừng.”
+ Bên cạnh bảo vệ ý nghĩa bí mật, còn tránh cách dịch nghĩa trực tiếp. Như: oṃ ma-ṇi pad-me hūṃ. Có thể dịch nghĩa là: “om, ngọc quí trong hoa sen”
Không thể diễn đạt hết ý nghĩa thâm sâu của chú ngữ, nên phiên âm theo Hán Việt, đọc là “án ma-ni bát-mê hồng”.
- HÀM ĐA NGHĨA.
Vì hàm súc nhiều nghĩa nên không dịch, như Bạc-già-phạm (Bhagavat) thường hiểu là ‘Thế Tôn’. Có 6 nghĩa:
- người có những hảo tướng;
- người chiến thắng các ảo tưởng và ma quỉ;
- người chia sẻ những thiện đức, như tự tại trước các cám dỗ của danh vọng tiền tài vật chất;
- người hoàn toàn thấu triệt chân lý Bốn thánh đế;
(5)người luôn sống theo thánh đạo;
(6) người đã từ bỏ luân hồi
Cả 6 nghĩa cùng lúc có trong từ Bhagavat, nay nếu chỉ dịch một nghĩa thì mất luôn 5 nghĩa kia, hoặc không bao gồm hết các nghĩa khác, nên chỉ phiên âm.
-Vd: Kinh Thủ-lăng-nghiêm: “Thập phương Bạc-già-phạm, Nhất lộ niết-bàn môn”.
nghĩa:
Chư Phật trong mười phương, Chỉ một hướng niết-bàn.
-Vd: Mahā:phiên âm là Ma-ha, nghĩa là “đại”. Nhưng ‘đại’ có 6 nghĩa: 1/ Thường hằng; 2/ Rộng rãi; 3/ Cao siêu; 4/ Sâu xa; 5/ Phong phú; 6/ Thắng diệu.
-Còn chữ đại trong Tứ đại, có nghĩa khác: s: bhūta; e: realm 大: bao trùm, tổng hợp, đại biểu.
-Vd: bhikṣu: tỉ-khưu: Có các nghĩa: khất sĩ, bố ma, phá ác
-Vd: bhikṣu: tỉ-khưu: Có các nghĩa: khất sĩ, bố ma, phá ác
- THỬ PHƯƠNG SỞ VÔ: Xứ nầy (Tàu) không có.
-Vd: amala: một loại trái cây có vị chua và ngọt, có thể dùng làm thuốc. Có khi dịch: trái xoài (Pháp hội vườn xoài, Kinh Duy-ma-cật), trái hồ đào.v, v…Nên thường phiên âm: am-ma-la; am-ma-lặc; yêm-ma-la…
4.THUẬN CỔ LỆ
Theo cách người trước đã dịch
-Vd: Bồ-đề (Bodhi).
Từ ngài Ca-diếp Ma-đằng (Kāśyapa Mātanga) dịch kinh Tứ thập nhị chương, đều dùng phiên âm, đã trở thành quy ước thông tục, ai cũng hiểu, không cần sáng tạo thêm một tên mới.
-Vd: A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề
S: Anuttara-saṃyaksaṃbodhi, có nghĩa là Giác ngộ tối thượng, Vô thượng đẳng chánh giác.
- VI SINH THIỆN: ĐỂ PHÁT SINH TÂM CUNG KÍNH
-Vd: Prajñā, phiên âm là Bát-nhã nghe có vẻ trân trọng, còn dịch nghĩa thành ‘trí tuệ’ thì không trọn nghĩa, ý không sâu, nên không dịch.
- CÁCH TRỰC DỊCH CỦA HUYỀN TRANG
Phương pháp dịch củ ngài Huyền Trang là Tân dịch, còn gọi là Trực dịch
Khác với cách dịch của Cưu-ma-la-thập (Kumarajīva). gọi là Cựu dịch, hoặc Ý dịch.
+Cách dịch của Huyền Trang không rút gọn hay nhuận sắc, mà còn theo sát đến từng chi tiết nhỏ của nguyên bản Phạn.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỪ KINH KIM CANG
- Chẳng hạn nhan đề kinh, Cưu-ma-la-thập (Kumarajīva) dịch là: Kim cang Bát-nhã Ba-la-mật kinh, dẫn tới ngộ nhận kinh Bát-nhã cứng như kim cương (Bát-nhã kinh kỳ ngạnh như kim cương).
Trong khi Huyền Trang dịch: Năng đoạn Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật
- Có nghĩa là kinh Bát-nhã rất sắc bén, có thể cắt đứt kim cương (Bát-nhã kinh kỳ lợi năng đoạn kim cang). Kim cương dụ cho phiền não, ngã chấp. Chỉ có tư tưởng Bát-nhã mới có thể phá trừ được.
Do bỏ mất chữ “năng đoạn” nên đã hiểu nhầm kim cương ví như trí tuệ (prajñā) (theo La-thập).
Đúng ra, kim cương được ví như ngã chấp và phiền não, chỉ có kinh này (hệ tư tưởng Bát-nhã) mới có thể đoạn trừ 4 tướng Ngã được. Nên Huyền Trang phục hồi chữ Năng đoạn (cchedika) tiếng Phạn trong đề kinh.
- Huyền Trang dịch từ Sanskrit, trong đó Tu-bồ-đề hỏi. Đức Phật 3 ý:
(a) Làm sao để trụ tâm?
(b) Làm sao để tu hành?
(c) Làm sao để chế phục tâm?
Trong khi La-thập chỉ dịch 2 ý:
(a) Làm sao để trụ tâm?
(b) Làm sao để hàng phục tâm?
(應云何住, 云何降伏其心/ Ưng vân hà trụ, vân hà hàng phục kỳ tâm ?).
- Ghép âm Hán- Phạn: trần (hạt bụi) + Sát (Kṣetra)
- Ghép âm Phạn-Hán:
-Thuấn-nhã-đa tánh khả tiêu vong: Tánh hư không có thể tiêu tan
s: śūnyata. E: empty (adj)
Śūnya (n): không vô 空無, không hư 空虛, không tịch空寂, không tịnh空淨, phi hữu非有.
-Thước-ca-ra tâm vô động chuyển: Tâm kiên cố nguyện không lay động.
-s: cakra; p: cakka.: Phiên âm: chước-yết-la,chước-ca-la, chước-ca-bà-la. Có nghĩa: bền chắc, kiên cố như kim cương,
-E: Vajra mind
Ví dụ khác về từ ghép Phạn-Hán:
-Dāna (đàn-na): bố thí:dāna-pati: đàn-việt: (thí chủ) siêng bố thí sẽ vượt qua 3 cõi
- đàntín:người tin nhân quả mà thực hành bố thí.
*******************************
.
Phản hồi (0)
Trackbacks - Pingbacks (0)