KỲ VII: THAM QUAN CHÙA HƯƠNG.

440374311_2257107434620552_1211093516374329224_n

KỲ VII: THAM QUAN CHÙA HƯƠNG.
Sau khi rời Hạ Long về Hà Nội đoàn chúng tôi được đạo tràng Phật tử của thầy Hạnh Từ đón tiếp về lưu trú ở một chung cư đường Vạn Phúc, Hà Đông. Ở đây đạo tràng có một căn hộ lớn dùng để cho những lúc thầy về đây cho đạo tràng tập trung tu tập, căn hộ tổng gồm có 3 phòng ngủ, một chánh điện thờ Phật để hành lễ và một giảng đường khá rộng để thầy giảng pháp cho phật tử. Đón chúng tôi là vợ chồng chị Diệu Trang rất niềm nở và sắp xếp cho chúng tôi chỗ lưu trú, đồng thời đặt sẵn bửa ăn tối do nhà hàng ship đến. Sau khi nơi ăn chốn ngủ đã yên, mootj anh Phật tử dẫn đoàn đi tham quan làng dệt tơ tằm truyền thống Vạn Phúc, Hà Đông cách đó không xa. Ở đây chúng tôi được tham quan xưởng dệt thủ công bằng khung cửi vẫn còn được duy trì. Cửa hàng trưng bày sản phẩm lụa Hà Đông rất đẹp. Có lẽ vì ấn tượng bài thơ Áo Lụa Hà Đông của Nguyên Sa với câu “Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông…” nên đã có nhiều anh chị em trong đoàn chọn cho mình sản phẩm lụa Hà Đông về làm kỷ niệm.
Chùa Hương là khu danh thắng nổi tiếng ở Hà Nội, hầu như người Việt Nam đều biết đến chùa Hương mặc dù chưa một lần đến đó, đối với giới yêu ca nhạc thì không ai là không biết hát vài câu vu vơ “hôm qua em đi chùa Hương, hoa cỏ còn mờ hơi sương…” đó là bài thơ của Nguyễn Nhược Pháp được Trung Đức phổ nhạc đã qua nổi tiếng một thời. Chùa Hương quá đẹp, quá thơ mộng qua hình ảnh cô gái mới mười lăm tuổi, đầu quấn khăn mỏ quạ, tóc vấn quanh để lại cái đuôi gà cao trông xinh xắn và tinh nghịch, cô lại diện bộ áo the quần lĩnh tha thướt với chiếc nón quai thao, chân đi đôi guốc cao cao…. Cô gái mười lăm tuổi ấy đã đi vào lòng công chúng trong một ngày trẩy hội chùa Hương, và cô ấy đã sống hàng chục năm với cái tuổi mười lăm ấy! Chính bài thơ đã thi vị hóa cảnh sắc của chùa Hương và kéo theo hàng ngàn người muốn đến đây một lần cho biết!
Sau khi đoàn dâng hương tưởng niệm tại mộ phần bác Tâm Minh tại nghĩa trang Mai Dịch xong chúng tôi chúng tôi bùi ngùi tiễn anh Sinh rời đoàn về lại nhà ở BRVT, vì có công việc nhà anh phải mua vé máy bay vào gấp, thật đáng tiếc cho anh đã thiếu duyên khi không đồng hành cùng anh em trong suốt thời gian còn lại của cuộc hành trình. Chúng tôi lên xe trực chỉ chùa Hương, đường Hà Nội về chùa Hương không xa lắm nhưng rất đông xe cộ chen chúc nhau nên xe không thể chạy tộc độ cao được!.
Đoàn chúng tôi hôm nay được đón tiếp nhà tài trợ là vợ chồng em Việt Tú, con gái chị Tình, lấy chồng và lập nghiệp ở Hà Nội. Hôm nay vợ chồng em Tú đã nhã ý lo cho đoàn từ A đến Z, lại còn giới thiệu cho chúng tôi một cô hướng dẫn viên xinh đẹp tên Trang để giúp chúng tôi suốt cuộc hành trình nữa. Kể ra đoàn chúng tôi cũng có thiện duyên, đi đến đâu cũng có duyên được hỗ trợ nên trong suốt cuộc hành trình rất là thuận lợi.
Chùa Hương không chỉ là một ngôi chùa mà còn là tên gọi chung cho quần thể văn hóa và tôn giáo bao gồm hàng chục ngôi chùa, đền, đình linh thiêng khác như chùa Thiên Trù, đền Trình, chùa Giải Oan… Trung tâm của quần thể này là chùa Hương, nằm trong động Hương Tích hay còn được gọi là chùa Trong.
Chúng tôi mua vé và xuống thuyền ở bến Đục, gọi là đục chứ thực ra nước trong veo không có gì là đục cả. Vì đang mùa lễ hội nên du khách rất đông, trên bến sông cũng tấp nập du khách kẻ lên người xuống. đoàn chúng tôi đi trên hai chiếc thuyền chèo và tuần tự khởi hành. Suối Yến khá hẹp hai bên là những hòn núi đá vôi trùng điệp, thỉnh thoảng có vài ngôi mộ hay một đền miếu cổ kính nhìn ra mặt suối, chúng tôi cũng được ngắm nhìn những ngọn núi đá vôi trùng điệp cây cối mọc um tùm, lòng suối thì hẹp nhưng ghe thuyền thì tấp nập nên tạo cho du khách một cảm giác thích thú. Du khách ở đây đến từ bốn phương tám hướng, từ miền Trung, miền Nam ra cũng có, những du khách đang sinh sống tại các tỉnh miền Bắc cũng có, Tây đen, Tây trắng, Tàu, Ấn Độ, Đại Hàn… đều có. Có những thuyền họ thuê loa kéo để hát karaoke rất vui nhộn. đi một đoạn khá xa chúng tôi xuống thuyền để vào viếng Đền Trình.
Đền Trình nằm dưới chân núi Ngũ Nhạc với kiến trúc được xây dựng theo phong cách thời Lê với kiểu chữ Tam.
Đền là nơi thờ tướng Tư Mã – người có công giúp vua Hùng chống giặc ngoại xâm. Không chỉ nổi bật với lối kiến trúc độc đáo mà các tượng võ sĩ, tượng voi chầu ở ngoài sân cùng phong cảnh uy nghiêm, hùng vĩ của núi Ngũ Nhạc mang đến khung cảnh đẹp tựa chốn bồng lai. Du khách đông đúc vào thắp nhang lễ bái và đứng chật cứng trên một đoạn bờ suối.
Sau khi lễ bái ở Đền Trình chúng tôi tiếp tục xuống thyền đi tiếp, đoạn đường đi bộ từ bến lên chùa Thiên Trù khá xa, hai bên hàng quán bày bán la liệt thượng vàng hạ cám, cùng nhiều quán ăn, sự tấp nập của quán xá kèm theo tiếng rao hàng, tiếng của người mua kẻ bán rất ồn ào, náo nhiệt làm mất đi cảnh quan nguyên sơ của núi rừng, mất đi cảnh quan thanh tịnh trên đường đến chùa. Tôi thấy đáng tiếc cho một khu danh thắng đẹp và nguyên sơ như đường lên chùa Hương, cảnh quan núi rừng hoang sơ sẽ tạo dấu ấn đẹp và cảm giác thanh tịnh cho du khách đi hành hương chiêm bái, thế mà không hiểu vì sao các cơ quan chức năng có trách nhiệm đã để cho hàng quán bày bán la liệt trên đường đến chùa Thiên Trù. Chúng tôi ghé một nhà hàng ăn trưa do cháu Việt Tú đã đặt sẵn để chiêu đãi đoàn, vì đây là nhà hàng ăn mặn, đoàn chúng tôi ăn chay nên được xếp một dãy bàn sát tường. Điều đáng chú ý là ở đây tuy là đường vô Phật tích nhưng hầu như không có một nhà hàng thuần chay nào cả! Sau đó dùng cơm xong chúng tôi lên lễ bái ở chùa Thiên Trù và vòng qua phiá sau để lên ga cáp treo lên động Hương Tích. Mặc dù đã đi cáp treo nhưng chúng tôi còn phải leo nùi dốc cao dựng đứng một đoạn khá xa rồi lại đi xuống để vào động Hương Tích. Đây là một hang động rộng mênh mông giống như một tòa nhà được đục sâu vôi núi, cảnh vật rất kỳ thú, cùng với những hình thù kỳ quái được hình thành hàng triệu triệu năm., người hành hương đặt chân đến động như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Vào tháng Ba năm Canh Dần (1770), Chúa Trịnh Sâm đã từng có chuyến du ngoạn đến đây và phong tặng Động Hương Tích trở thành “Nam Thiên đệ nhất động”. Bên trong động Hương Tích có nhiều khối thạch nhũ to nhỏ với nhiều những hình thù ấn tượng. Trong đó ngay bên ngoài lối dẫn vào động có một khối thạch nhũ lớn gọi là Đụn Gạo. Bên trong động thường xuyên có dòng nước tí tách nhỏ giọt được người dân tin rằng đây là dòng sữa rồng, mang đến sự thanh bình, mát mẻ và những điều tốt lành.Cũng chính tại động này là đặt tượng Phật bà Quan Âm bằng đá xanh, là điểm du lịch tâm linh của nhiều phật tử và du khách đến dâng hương hoa, lễ bái.
Đúng chùa Hương là nơi non nước hữu tình du khách đã đến miền Bắc mà không ghé thăm chùa Hương thì thật là thiếu sót.
Chúng tôi trở lạị bến thuyền lúc 2g30. Đường về cũng tấp nập ghe thuyền chở du khách trở ra sau một ngày tham quan. Nhiều thuyền có loa kéo hát hò râm ran, thuyền trong đoàn chúng tôi cũng giao lưu văn nghệ với họ ca hát vang trời khiến cho các thuyền khác cũng tò mò và thích thú hưởng ứng.
Tối nay thầy Hạnh Từ có nhã ý mời cơm tối đoàn nên anh em chúng tôi cố gắng quay về cho kịp giờ kẻo thầy đợi, vì đến 8 giờ tối là thầy phải đi giảng rồi…
Tam Lễ

440876109_2257109274620368_1180511140812946018_n

440102988_2257108864620409_6379552421970541958_n

440162405_2257108837953745_746939964498017093_n

440208824_2257108867953742_8637411500265245567_n

440273623_2257108104620485_7034847120862270165_n

440325865_2257109071287055_2451552702054453765_n

440337401_2257108924620403_8718427230944002052_n

440358472_2257108031287159_797454201224128128_n

440367692_2257108047953824_8606392085050724012_n

440374311_2257107434620552_1211093516374329224_n

440856103_2257109231287039_4077574898517368124_n

440876109_2257109274620368_1180511140812946018_n

441404813_2257108954620400_8108792878686528125_n

441410864_2257109021287060_4853670593185503626_n

441950902_2257109254620370_6995629442260088784_n

440162405_2257108837953745_746939964498017093_n - Copy

digg delicious stumbleupon technorati Google live facebook Sphinn Mixx newsvine reddit yahoomyweb