KỲ XIV: THAM QUAN, CHIÊM BÁI CHÙA TAM CHÚC

440367703_2262006267464002_8762226372526110782_n

 

KỲ XIV: THAM QUAN, CHIÊM BÁI CHÙA TAM CHÚC
Chùa Tam Chúc – Hà Nam nằm ở thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, được xem như là ngôi chùa lớn nhất thế giới tính đến hiện tại, nằm trong quần thể khu du lịch Tam Chúc thơ mộng, trữ tình.
Sáng hôm chúng tôi rời Hà Nội để lên đường xuôi Nam, trên đường về chúng tôi ghé tham quan và chiêm bái chùa Tam Chúc ở Hà Nam. Đoàn chúng tôi đến đây khá sớm, xe mới tới cồng tam quan ngoại là đã thấy choáng ngợp bởi những công trình kiến trúc đồ sộ va uy nghi trong quần thể chùa.tọa lạc trên một diện tích rộng lớn. Chùa Tam Chúc sở hữu khung cảnh thơ mộng hữu tình với hồ nước mênh mông ở phía trước, những dãy núi đá vôi hùng vĩ ở phía sau và các khu rừng tự nhiên bao quanh. Không gian thanh tịnh của chùa khiến chúng tôi có cảm giác như đang đặt chân vào một thế giới bình yên, không có âu lo, muộn phiền.
Chúng tôi được bảo vệ hướng dẫn vào chùa và mua vé tham quan. Đến đây mới thấy mọi công trình kiến trúc và điện thờ đều uy nghi bề thế rất xứng danh là một trong những ngôi chùa lớn nhât thế giới. Quần thể chùa Tam Chúc có kiến trúc đẹp đã đành mà cảnh quan thiên nhiên cũng rất đẹp, sơn thủy hòa quyện nhau thành bức tranh thủy mặc rất nghệ thuật.
Sau khi mua vé xong đoàn chúng tôi được hướng dẫn đi qua một cây cầu nổi để vào nhà khách Thủy Đình tham quan sau đó lên tàu vào thăm đình Tam Chúc và đi tiếp vào khu vực chính của chùa Tam Chúc. Đình Tam Chúc là một công trình kiến trúc khá là bề thế thờ hoàng hậu nhà Đinh là Dượng Thị Nguyệt, sau khi vua Đinh Tiên Hoàng bằng hà, hoàng hậu về lại quê hương ở Kim Bảng, Hà Nam xây chùa tu hành và giúp dân chúng nơi đây. Chùa Tam Chúc mới hiện nay được xây dựng với các hạng mục cổng Tam Quan, Vườn cột kinh, điện Quan Âm, điện Pháp Chủ, điện Tam Thế và Tháp Ngọc.
Điện Tam Thế là tòa lớn nhất. Bước qua hàng cửa gỗ chạm lộng tinh xảo, phía trước là ba pho Tam Thế đại diện cho quá khứ, hiện tại và vị lai. Trên các bức tường của điện Tam Thế là những bức phù điêu về cõi Niết Bàn.
Điện Pháp Chủ nằm dưới điện Tam Thế. Điểm nhấn trong điện Pháp Chủ là 4 bức phù điêu lớn bao trùm toàn bộ các bức tường, mỗi bức phù điêu nói về một giai đoạn bước ngoặt trong cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ khi Ngài Đản sinh, thành Đạo, thuyết Pháp cho tới khi nhập Niết Bàn.
Điện Quan Âm thờ Phật nghìn tay nghìn mắt, là một kho tàng phong phú với những tích chuyện về tấm lòng từ bi, nhân hậu của đức Phật, thể hiện qua các lần ứng thân trải qua vô số kiếp luân hồi.
Chùa Ngọc có chiều cao 15m được xây dựng bằng các phiến đá đỏ Granit lấy từ Ấn Độ. Tháp có 3 tầng mái cong, diện tích 36m2, trong tháp đặt pho tượng bằng đá ngọc nặng 4,9 tấn. Tại Chùa Ngọc, Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường còn dự định sẽ đặt tại đây 7 viên đá thiên thạch mà ông vừa đấu giá mua được.
Vườn cột kinh nằm ngay sau cổng Tam quan, đây là là những cột kinh nguyên phục dựng giống Bảo vật quốc gia cột kinh chùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. Giữa khoảng sân từ Tam quan tới điện Quan Âm có 32 cột kinh được bằng đá xanh Thanh Hóa, cao 13,5m, rộng khoảng 2m, mỗi cột nặng khoảng 200 tấn. Đế cột là khối đá tròn được tạo hình cánh sen xung quanh, phía trên phần thân cột là một đấu cột hình lục giác, phía trên đấu cột là một bát đỡ một nụ sen. Những lời Phật dạy sẽ được khắc lên những cột kinh này để nhắc nhở thế hệ hiện tại cũng như mai sau tu nhân tích đức.
Đoàn chúng tôi ai cũng đã thấm mệt vì những ngày trước đi tham quan các nơi không ngày nào là không leo núi, không ngày nào là không đi bộ, thế nên trước khuôn viên quá rộng lớn của chùa Tam Chúc có anh chị đã không kham nổi đành dừng chân ở những trạm nghỉ. Những anh chị nào còn sức khỏe hay vì lòng quyết tâm cao độ thì cũng khắc phục cái mệt của bản thân để đi tham quan chiêm bái càng nhiều điểm càng tốt. Tuy nhiên nhìn chùa Ngọc đứng chơ vơ trên đỉnh núi, ước lượng độ cao và những bậc đá dựng đứng, anh em chúng tôi chỉ còn cách ngước đầu lên mà chiêm bái vì tiên lượng khả năng không thể leo lên được mà trời thì cũng đã nắng nóng rồi. Một số anh em trong đoàn cũng chịu khó leo lên chùa Ba Sào là ngôi chùa cổ tuy nhỏ nhưng là linh hồn, là điểm tựa để xây dựng nên quần thể chùa Tam chúc này để đảnh lễ…
Đòan rời chùa Tam Chúc thì trời cũng đã quá trưa, chúng tôi về lại quán ăn ở bên ngoài cũng là nơi sáng nay ghé uống cà phê để ăn trưa và rồi lên xe xuôi về Nam..
Đến đây có thể xem như đoàn chúng tôi đã hoàn thành chuyến hành hương danh thắng, các ngôi cổ tự ghi dấu ấn lịch sử mấy ngàn năm của Dân tộc và Phật giáo.
Tâm Lễ

440030210_2262006754130620_7348094731489802461_n

436315402_2262009140797048_7649347314772763667_n

436411012_2262008984130397_9170027517486558556_n

442485983_2262006000797362_3806211508259001513_n

443733857_2262006144130681_5007396800028455078_n

427996992_2262008800797082_8149845811292916593_n

436262124_2262008937463735_7094347897119993946_n

436310652_2262009054130390_6900269193342584685_n

440144026_2262009067463722_7468410712784698650_n

440367997_2262007120797250_5550475462334880708_n

441043250_2262009024130393_6629231434792511559_n

441217644_2262008797463749_5095480057913583677_n

441409436_2262008804130415_6076378306965327752_n

441417101_2262008847463744_988691608839189189_n

441904912_2262008877463741_8549123872610960537_n

digg delicious stumbleupon technorati Google live facebook Sphinn Mixx newsvine reddit yahoomyweb