Vị thầy bao dung và trí tuệ của mọi thời đại
Đức Phật Thích Ca
Vị Thầy Bao Dung Và Trí Tuệ Của Mọi Thời Đại.
Tâm Hoài
Karl Jaspers, triết gia Đức đã phân biệt ra 3 loại sư phụ:
Loại thứ nhất đưa ra một số giáo điều và đòi hỏi sự phục tùng tuyệt đối của môn đệ.
Loại thứ hai đưa ra một số hệ thống tư tưởng coi như một sự thông đạt chân lý nơi mình rồi truyền đạt cho hết thảy mọi người.
Cả hai loại sư phụ này đều tin chắc ở sự truyền đạt trực tiếp bằng ngôn ngữ văn tự.
Loại thứ ba thì khác hẳn, các vị này không truyền dạy những chân lý đã sẵn có, không ban bố các giáo điều mà chỉ làm công việc thức tỉnh tâm lý của môn sinh giúp cho môn sinh ý thức dược chân lý bằng phương cách kích thích gián tiếp. Đây là những vị thầy không chấp nhận những môn sinh chỉ biết cúi đầu, thán phục tuân thủ. Đây là những người thầy tôn trọng tự do tư duy của môn đệ, vì một vị thầy chân chính sáng suốt là một vị thầy biết đặt vấn đề, khêu gợi nhận thức, năng khiếu tư duy của môn sinh rồi để tự do họ giải quyết vấn đề theo sự chứng ngộ của họ.
Trong suốt 49 năm truyền bá giáo lý, đức Phật không bao giờ buộc ai tin theo giáo lý của mình một cách tuyệt đối mà lúc nào ngài cũng khuyên người ta nên cân nhắc kỹ lưỡng lời ngài dạy trước khi tin theo. Không phải vô cớ mà ngài có đến mười danh hiệu được tôn xưng, trong đó ít nhất năm danh hiệu liên quan đến công tác giáo dục và tính cách sư phạm: Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thế Gian Giải, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Những danh hiệu này không phải là ngẫu nhiên mà phải được xuất phát từ khả năng giáo hóa, tính sư phạm trong việc áp dụng các phương tiện giảng dạy đạt hiệu quả cao. Trong phạm vi bài viết ngắn hôm nay, chúng ta thử nghiên cứu khái quát nhân cách giáo lý của đức Phật đối với các vấn đề giáo dục dưới nhãn quan thời đại.
Mục đích giáo dục của đức Phật là đào tạo những con người giác ngộ, tự tại giải thoát để làm nhân tố cho một xã hội chân – thiện – mỹ (Phật độ, Cực lạc). Tùy theo căn cơ thời đại mà giáo lý của Ngài có thấp, có cao, có sơ, có tế nhằm hướng dẫn đối tượng tiếp thu tuần tự để hướng dẫn dến mục đích nêu trên. Tất cả hệ thống tư tưởng của Phật đặt nền tảng trên ba yếu tố chính:
Bi: Là từ bi, là tình thương yêu cùng khắp, cho vui, cứu khổ, bình đẳng.
Trí: Là trí tuệ giác ngộ, quán xét để hiểu rỏ các hiện tượng vủ trụ và nhân sinh, thế giới tâm/vật lý hửu hình lẫn vô hình.
Dũng: Là sức mạnh tinh thần để vượt thoát, chiến thắng nội tâm và hoàn cảnh.
Ba yếu tố nầy luôn bổ sung cho nhau, hổ tương với nhau trong việc hoàn thành nhân cách trọn vẹn người đệ tử Phật. Có Bi mà thiếu Trí, Dũng thì chỉ là tình thương suông (ái dục) đã không cứu khổ được ai mà chính mình còn bị sa lầy, thoái hóa. Có Trí mà thiếu Bi và Dũng thì chỉ là trí diêu ngoa, xảo quyệt, mánh lới hại mình, hại người. Có Dũng mà không có Bi và Trí thì chỉ là cái dũng của kẻ thất phu – “hữu dũng vô mưu” , ẩn tàng mầm họa lớn cho xã hội. Một con người toàn thiện dưới nhản quan đạo Phật là một con người có lòng vị tha, xã kỷ, phục vụ mọi người mọi loài và phương cách hành xử được hướng dẫn bởi trí tuệ và nghị lực đầy đủ. Từ bi để phục vụ, trí tuệ để hướng dẫn và nghị lực để làm chủ bản thân, hoàn cảnh.
Tinh thần giáo dục của Đức Phật gồm các nội dung sau :
Tinh thần khế lý: Là thuyết minh sự thật, là chân lý tối hậu. Dựa vào tiến triển suy tư trí tuệ, Đức Phật thấy biết như thế nào thì chỉ như thế ấy nhằm khai mở trí tuệ cho môn đệ thấy, biết như thật, không thiên biến hay chủ quan, cường Buy ddavp online điệu. Bởi vậy, Đức Phật được người Trung Hoa dịch là “ Giác giả“ từ danh từ “Buddha” trong tiếng Phạn. Buddha gồm ngữ căn Bud (có nghĩa là trí tuệ) và tiếp vĩ ngữ (dha: danh từ chỉ người) nên Buddha có nghĩa là người có trí tuệ, người tĩnh thức, người giác ngộ, người hiểu biết. Nếu loại bỏ yếu tố trí tuệ thì Đức Phật không còn là Đức Phật, đạo Phật cũng sẽ không còn là đạo Phật.
+ Tinh thần khế cơ: Lời dạy của Đức Phật phù hợp với mọi căn cơ, trình độ của chúng sanh. Do chúng sanh ngu, trí không đồng; mê, ngộ sai khác nên giáo lý ngài truyền đạt có cao, thấp để đại chúng dễ dàng tiếp nhận. Mục đích chỉ có một (giải thoát) và phương tiện thì có nhiều (tam thừa, ngũ thừa) là do căn cơ, sở thích sai biệt của chúng sanh. Giống như thời tiết không sai khác nhưng trên một cành hoa, vẫn có những bông hoa nở sớm, muộn, to, nhỏ khác nhau.
+ Tinh thần thực nghiệm: Đức Phật không dạy lý thuyết suông hay những giáo điều sâu xa, mơ hồ ngoài cuộc sống. Ngài không bắt môn đệ phải xa rời thực tế để mơ tưởng về một cõi đất hứa thiên đường xa xôi nào đó mà ngài luôn kéo môn đệ quán xét và thực nghiệm những điều thực tế trong cuộc sống và đòi hỏi ở môn đệ quá trình thực nghiệm, thực tu, thực chứng. Ngài không bắt đệ tử tin suông mà chỉ tin sau khi đã suy tư, quán xét và thể nghiệm trong đời thường. “Tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta” hay “Các con chỉ tin những gì các con đã suy nghĩ và thực nghiệm”. Đó là những lời dạy biểu lộ tinh thần thực nghiệm trong phong cách giáo dục của Ngài.
+ Tinh thần thực tiễn: Đức Phật không bao giờ đề cập đến những vấn đề siêu hình, viễn vông không thực tế mà trực tiếp bàn đến những vấn đề liên quan mật thiết đến thân phận bi đát của con người và chỉ con đường an lạc để vượt lên trên thân phận đó: Nguyên nhân của khổ và con đường diệt khổ để đạt đến giải thoát. Ngài thường im lặng trước các vấn đề siêu hình và luôn nhắc nhở cho môn đệ thấy rằng những vấn đề đó không thiết thực trong cuộc sống mà thiết thực nhất vẫn là nỗi khổ đau đang quẫn bách con người và làm thế nào để vượt thoát nó nhanh nhất chứ đừng lảng phí thời gian, đời người ngắn ngũi Buy Cialis Online Pharmacy No Prescription Needed cho những điều Buy prednisone online viển vông. Việc hiểu biết về siêu hình là do quá trình tự tu, tự chứng ngộ của đệ tử sau khi đã thực nghiệm giáo lý của Phật có mức độ giác ngộ tương đối để thấy được sự vận hành của vạn pháp chứ ngài không đem hiểu biết của ngài áp đặt để đệ tử phải tin theo khi trình độ của họ chưa sẵn sàng để tiếp nhận.
+ Tinh thần nhân bản: Những lời dạy của Phật luôn đặt trọng tâm vào con người. Con người là chủ nhân vận mệnh của mình nên ngài chú trọng giải quyết những khổ đau đang bức bách con người và đưa con người thoát khổ là điều thiết yếu. Giáo lý của Phật phát huy khả năng con người, tôn trọng sự sống, quyền sống của con người và vạch cho con một đường lối thẳng tiến, tự giải thoát mình khỏi mọi sự khổ đau, trang bị cho con người những ý niệm chính xác trong cuộc sống để kiến thiết một xã hội mới hoàn thiện (trang nghiêm quốc độ).
+ Tinh thần tự do, bao dung : Đức Phật không bao giờ khuyến khích ta tin theo ngài một cách mù quáng hay đưa ra những giáo điều cứng nhắc nhằm khống chế, gây áp lực với đệ tử mà ngược lại, ngài luôn đề cao tinh thần và tự do, thực nghiệm, chánh tín trong quá trình giảng dạy. Luôn luôn ngài xác định lời dạy của ngài là ngón tay chỉ mặt trăng để đệ tử nương theo hướng chỉ mà thấy được mặt trăng, chứ bản thân giáo lý không phải là mặt trăng. Giáo lý của ngài chỉ là chiếc bè để đến nơi mà đệ tử cần nương theo bè để qua sông chứ không nên nhầm lẫn chiếc bè với bờ sông bên kia. Cần phải nương theo giáo pháp để ngộ nhập chân lý chứ tự thân của ngài không phải là chân lý. Ai muốn qua sông thì dùng bè; ai muốn thấy mặt trăng thì nhìn theo hướng ngón tay; ai muốn giải thoát thì thực hành giáo lý. Một ngày kia, Upali, đệ tử của Jaina Mahavira (Đại Hùng, giáo chủ Kyø-na giáo), đến gặp Phật và xin xuất gia, ngài đã nhẹ nhàng khuyên không nên bỏ thầy cũ mà phải trọn niềm cung kính phụng sự thầy mình như xưa. Đó là lời dạy của một vị thầy khoan dung độ lượng thể hiện tính tự do nhân bản cao nhất trong phong cách giáo dục.
+ Tinh thần vô trước: Trong quá trình giảng dạy, sinh hoạt với môn đồ, Phật luôn khẳng định giáo lý của ngài chỉ là phương tiện để đạt đạo mà cứu cánh là quả vị giác ngộ; giáo lý là chiếc bè để qua sông, khi qua sông rồi thì bỏ bè để đi tiếp, đạt cứu cánh rồi thì phải quên phương tiện. Nếu cứ bám vào phương tiện, nhầm lẫn phương tiện là cứu cánh thì sẽ lẫn quẩn mãi như người tiếc của, không dám bỏ bè, cứ vác bè kè kè nặng trên vai, không di tiếp được và dĩ nhiên không bao giờ đến đích.
Lý tưởng Bồ Tát hạnh, phục vụ chúng sanh là hệ thống tư tưởng của Phật, muốn phục vụ chúng sanh thì phải tùy duyên. Nhưng tùy duyên mà bất biến nên Bồ Tát làm mọi hạnh lành, tu tạo mọi công đức trong tinh thần vô trụ, vô vi. Cứu cánh của đạo Phật là giải thoát sinh tử nhưng sự giải thoát chỉ thành công khi được trải nghiệm trong cỏi đời sinh tử nầy. Phật chỉ thành Phật khi quá trình tu được thực hiện tại thế gian. Như vậy đạo Phật xuất thế trong hành động nhập thế; nhập thế trong tinh thần xuất thế mà thuật ngữ Phật hoc gọi là “xuất nhập viên dung”. Đây là tinh thần vô trước của giáo lý Đức Phật. Kết quả của tinh thần nầy là hàng môn đệ của ngài sẳn sàng ở thế gian để tích tụ phước đức bằng phong cách vô úy, vô ngại, hoàn thành đại nguyện “Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập” trong quá trình thực hiện phước, trí vẹn toàn.
Trong quá trình thực hiện giảng dạy, đức Phật đồng thời tiến hành các phương pháp giáo dục đang được khoa sư phạm thời hiện đại xử dụng: Trực giáo, gián giáo, ngôn giáo, thân giáo, phương tiện giáo.
Trực giáo là dùng cử chỉ, hành động hoặc lời nói trực tiếp để chỉ điểm cho môn đệ từng bước thực hiện để tự mình huân tập và trải nghiệm chân lý khách quan.
Gián giáo được dùng trong mục đích kích thích tâm lý, thức tỉnh môn đệ tự mình thể nhập chân lý trong những vấn đề không thể diển giải bằng ngôn ngữ (siêu hình luận hay bản thể luận). Ngài không chấp nhận những môn sinh chỉ biết cúi đầu tuân phục giáo điều như vẹt mà không có công phu trải nghiệm, tu chứng. Phương pháp gián tiếp của ngài giúp môn đệ tự mình thực nghiệm tâm linh để đạt đến bản thể tuyệt đối. Câu chuyện “Thế Tôn niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu” hay lời dạy “Ngô bổn lai bất thuyết nhất tự” là thí dụ tiêu biểu lối dạy gián tiếp của ngài.
Ngôn giáo được ghi nhận nhiều trong kinh điển, bài thuyết pháp của ngài được sử dụng tất cả các hình thức diễn đạt theo những lý luận logic, dựa trên nền tảng nhân minh học như giảng giải và chứng minh vấn đề (loại trường hàng), nêu ví dụ trong sinh hoạt thực tế để làm sáng tỏ vấn đề (loại thí dụ), lý luận là cách đặt câu hỏi để trắc nghiệm sự tiếp thu của môn đệ, tạo điều kiện tranh luận giữa thầy trò hoặc giải quyết các quan điểm khác nhau trong hàng đệ tử (loại nghị luận), liên hệ tự thân hoặc thời đại bằng cách nhắc lại quá trình tu chứng của mình hoặc của các đệ tử trong các tiền kiếp, từ đó xác quyết vấn đề được nêu ra (loại bản sự, bản sanh); tóm tắt vấn đề bằng một đoạn kệ hoặc lời phó chúc cho đệ tử hoặc diễn đạt nội dung bằng thể văn thi kệ ngắn chuyển tải toàn bộ nội dung được truyền đạt một cách ngắn gọn hơn (loại trùng tụng, cô khởi, nhân duyên…)
Phương tiện giáo là phương pháp dạy học bằng trợ huấn cụ hay các học liệu cần thiết được sử dụng phổ biến ngày nay trong nền giáo dục hiện đại nhằm mục đích làm phong phú bài giảng. Thời Phật tại thế, ngài cũng thường sử dụng trợ huấn cụ bằng 2 cách:
- Sử dụng bối cảnh thực tế để trình bày cách vấn đề liên quan như dùng hình ảnh chàng Thiện Sinh lạy sáu phương để giảng về tương quan giữa cá nhân với gia đình và xã hội (kinh Thiện Sinh), dùng hình ảnh nàng dâu Cấp Cô Độc để giảng về bổn phận làm vợ (kinh Ngọc Gia Nữ), dùng hình ảnh sinh hoạt Tăng đoàn thường nhật để giảng về chân lý Không (kinh Kim Cang).
- Trình bày cảnh giới chứng ngộ bằng Phật lực để kích thích sự thắc mắc hoặc phát khởi tín tâm cho môn đệ rồi từ đó triển khai vấn đề tùy theo nhận thức nông sâu của từng người (được sử dụng trong kinh Pháp Hoa, kinh Vô Lượng Thọ, kinh Duy Ma Cật).
Trên tất cả mọi phương pháp giáo dục vừa nêu, phương pháp thân giáo được ngài áp dụng triệt để trong suốt 49 năm hóa độ thế gian. Cuộc đời của đức Phật là cả một bài thuyết pháp không lời nhưng hoàn chỉnh, trọn vẹn, có ảnh hưởng sâu sắc nhất trong lòng môn đệ qua những bài học sống động về Bi, Trí, Dũng làm gương sáng cho môn đệ noi theo, làm chứng nhân cho những lời dạy của Ngài.
Bố cục một giáo án của đức Phật được giảng giải theo một dàn bài nhất định, dễ thuộc, dễ nhớ gồm 6 phần: tựa, chánh đề, thí dụ, nghị luận, kệ tụng, lưu thông. So với khoa sư phạm ngày nay, ta có thể hiểu đó là các bước: giới thiệu bài học, nội dung bài học, quan sát, thí dụ những minh chứng bài học, phát vấn, tóm tắt, ghi nhớ áp dụng. Đó là một dàn Buy Amoxil Online bài giáo án thích hợp trong mọi thời đại, căn cơ từ xưa đến nay.
Qua những nhận xét căn bản nêu trên chúng ta có thể khẳng định rằng:
- Đức Phật là một nhà đại giáo dục chân chính, nhân bản và độ lượng, bao dung của loài người (nói riêng) và của tam giới (nói chung).
- Đức Phật giảng dạy bằng tất cả mọi phương pháp mà nền giáo dục hiện đại đang sử dụng và để biến cuộc đời và bản thân ngài thành một bài học sống không lời nhưng vô cùng hiệu nghiệm đáng làm gương cho các bậc sư phạm ngày nay.
- Phong cách giáo dục và tinh thần giáo dục của Ngài vừa khoa học vừa rõ ràng uyển chuyển, gần gũi thân thiết với thời đại chúng ta, có giá trị vượt qua không gian và thời gian.
- Để kết luận cho bài viết ngắn này tôi xin được ghi lại lời của tác giả H.De Glassnapp nhận xét về Ngài trong tập “Những bậc Đạo Sư lớn trên thế giới” bằng tất cả lòng tôn kính và ngưỡng mộ vô biên đối với một bậc thầy vĩ đại nhất trong số những bậc thầy của nghề sư phạm “đức Phật xứng đáng là một bậc đại đạo sư, một đấng thiên nhân sư, một nhà giáo dục vĩ đại trên thế giới” – trích H.De Glassnapp trong “Le Cinq grandes-Ital Religions du Monde”.
Tâm Hoài
Phản hồi (0)
Trackbacks - Pingbacks (0)