TỔNG QUAN VỀ GIỚI LUẬT
TỔNG QUAN VỀ GIỚI LUẬT
( Bài giảng của thầy Thích Nhuận Châu , giảng tại khóa tu Bát Quan Trai kỳ 4/2024 ngày Rằm tháng 8 năm Giáp Thìn, do BHD.GĐPTBRVT tổ chức tại chùa Từ Quang)
NỘI DUNG CHÍNH
- I.. GIỚI LUẬT TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG
- II. GIỚI VÀ BỒ-ĐỀ TÂM
IIII. TU HỌC CỦA HUYNH TRƯỞNG SAU KHI THỌ GIỚI
- IV. KẾT LUẬN.
*******************************************************
I./ GIỚI LUẬT TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG
- GIỚI
- HỌC XỨ
- LUẬT
4 . VÔ TÁC GIỚI THỂ
1.GIỚI
Xưa nay quen chữ Giới theo tiếng Hán, có nghĩa:
– Cấm đoán,
– Phòng tránh
– Răn dạy …
Anh ngữ: Precept, Discipline…
Khiến chúng ta bị ấn tượng Giới là 1 dạng kỷ luật tinh thần.
Nay thọ Giới rồi, cần học kỹ, hiểu rõ về Giới.
GIỚI
Tiếng Phạn: ŚĪLA.
Hán phiên âm: Thi-la
Có các nghĩa:
- Phẩm cách,
- Phẩm giá,
- Tập tính,
- Tập quán, truyền thống.
Vì ŚĪLA (Giới) có nhiều nghĩa như vậy, nên kinh luận Phật giáo thường để nguyên tiếng phiên âm (Thi-la) chứ không dịch, vì dịch nghĩa nầy thì sót nghĩa kia, khiến gây hiểu lầm, sai lạc ý kinh.
Các sám văn của HT. Trí Quang thường dùng Thi-la ba-la-mật thay vì Trì giới ba-la-mật.
- Vd: ‘Huỷ phạm thi-la’ thay vì ‘phá giới’.
- Tất cả những điều gì tạo nên phẩm cách hay tạo ra phẩm giá thì gọi là GIƠI (ŚĪLA).
- Phẩm tính của người Phật tử (Tối thắng tử) là Chủng tánh bất đoạn. Tu tập là nâng cao chủng tánh Phật, đừng để bị dứt đoạn.
- Tu tập, giữ giới là biết thanh tịnh tâm ý, để từ vi phạm mà biết sám hối, đến vi phạm ít hơn, đến không còn vi phạm nữa.
Giới giúp cho mình tiến bộ, từ tâm thức chúng sinh phàm phu trở thành cao thượng như bậc Thánh, như hàng Bồ-tát.
- Khi đã thọ giới thì trong giao tiếp, không được làm tổn hại người khác. Khi phạm phải biết sám hối.
Giới giúp mình trở nên cao thượng, nên ta rất muốn thọ giới. Nhưng lại lo ngại, không giữ được Giới, sợ mang tội.
Huynh trưởng tìm hiểu nghĩa Học xứ.
- HỌC XỨ:
Để tránh những hiểu biết mơ hồ, chúng ta trở về với lời dạy của Đức Phật về Giới, chính là Học xứ (śikṣāpadaṃ).
- śikṣā: (e): instruction (lời hướng dẫn), lesson (bài học), learning (việc học)
- Pada: sentence (câu), foot (bàn chân)
- Śikṣāpadaṃ: điều đang học.
- Học xứ: Là những điều khoản phải học. Mỗi điều khoản của giới được gọi là Học xứ (Śikṣāpadaṃ).
+Học xứ thứ nhất: giới sát: Pāṇātipātā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi
Con xin thọ trì học xứ, cố ý tránh xa sự sát sinh.
+Học xứ thứ hai: giới trộm cắp: Adinnādānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ trì học xứ, có tác ý tránh xa trộm cắp.
+ Học xứ thứ 3: giới tà hạnh: Kāmesumicchācārā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi. Con xin thọ trì học xứ, cố ý tránh xa tà hạnh.
+ Học xứ thứ tư: giới nói dối: Musāvādā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi. Con xin thọ trì học xứ, có tác ý tránh xa sự nói dối.
+ Học xứ thứ 5: giới tửu: Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi. Con xin thọ trì học xứ, cố ý tránh xa uống rượu và các chất say làm mất lí trí.
- Mục đích học xứ: (sikkhāpadaṃ), là để nâng cao chủng tánh (Phật tánh) của mình lên.
Học xứ gồm 2 phần:
- giới tướng: quy định các yếu tố cấu thành vi phạm. Vd: bán rượu.
- phạm tướng: hình thức sám hối, trị phạt… Vd: phạm điều… theo giới bản…
Có 3 loại Học xứ
- Học xứ hàng Cư sĩ tại gia (5 giới, Thập thiện giới, Bát quan trai giới)
- Học xứ hàng thanh văn (xuất gia)
- Học xứ hàng bồ-tát.
Trở thành cao thượng và tiến bộ nhờ Học xứ
- Hàng tại gia với 5 Học xứ (Ngũ giới) à đủ phẩm cách cảu con người.
- Học xứ ngày càng phải được nâng cao à Học xứ bồ-tát huấn luyện tâm an định để mình không bị mất phẩm giá.
- LUẬT
- Ý nghĩa thuật ngữ: Luật dịch từ tiếng Phạn VINAYA
phiên âm: Tỳ-nại-gia, tỳ-ni.
-Vi : tách khỏi, tránh xa.
-Naya: hướng dẫn, nguyên lý.
-VINAYA: điều phục, điều hòa, khuất phục tâm của mình.
Một cá nhân thì không cần VINAYA (luật) nhưng cộng đồng, hội, chúng tập thể thì cần VINAYA (luật).
Vd: trong trò chơi, thường đặt ra những quy ước, thắng thua, phạt, v.v… như thế nào.
Nên đối với hàng tại gia thì không có luật, chỉ có học xứ
-Vd: Ta thường nghe nói: Luật Sa-di, Luật Tỷ-khưu,
Nhưng: Giới Thập thiện, Giới Bát quan trai
- Tính chất của LUẬT
LUẬT (Tỳ-nại-da) nghĩa là điều hoà tập thể, dẫn đến Lục hoà. Áp dụng cho phạm vi vi cộng đồng, là biện pháp tự huấn luyện mình trong tập thể.
- Luật: (VINAYA) căn cứ trên tập quán, đạo đức.
- Trong đạo Phật luật không trái với đạo đức
- Mối liên hệ giữa GIỚI và LUẬT
-GIỚI là THỂ (essence): bản chất nội tại.
– LUẬT là TƯỚNG (appearance): biểu hiên bên ngoài, có tương quan với cộng đồng xã hội.
– NÂNG CAO PHẨM TÍNH, đưa đến GIẢI THOÁT là DỤNG (function)
- Học giới là để bảo vệ mình, và dựa trên LUẬT để phát triển chung cho tập thể ngày một hoàn hảo hơn
- Khi tập thể hoàn hảo thì mỗi cá nhân sẽ hoàn hảo theo.
Huynh trưởng thọ giới, tuy sống tại gia nhưng sinh hoạt tập trung thành nhóm, thành GĐPT nên phải có Luật
Từ Giới (Học xứ) à có đoàn thể nên phải có Luật. Đây là yếu tố then chốt bảo vệ và ràng buộc các thành viên sống Lục hòa tránh xung đột nhau. Khi có gipowis thì tham, sân, si sẽ giảm dần. Vì tâm vốn nhạy cảm, nên phải từ từ không thể nóng vội.
4 . VÔ TÁC GIỚI THỂ
Do thành tâm phát nguyện thọ giới mà khi đắc giới, sẽ có được năng lực Vô tác giới thể. Có 2 tác dụng:
- Phòng phi chỉ ác: Ngắn ngừa điều sai trái. Dừng lại việc ác.
- Tăng trưởng Bồ-đề tâm.
- GIỚI VÀ BỒ-ĐỀ TÂM
Huynh trưởng thọ giới chính là phát Bồ-đề tâm. Có 2 ý nghĩa:
- BỒ-ĐỀ NGUYỆN
- BỒ-ĐỀ HÀNH
- BỒ-ĐỀ NGUYỆN: khởi hành, bước lên cỗ xe Đại thừa.
Người Huynh trưởng có BỒ-ĐỀ NGUYỆN là có Trí năng tỉnh thức (bodhi), có khả năng phán đoán đúng đắn về thế giới quanh ta, về thân tâm của mình, cái gì thật, cái gì giả. Như người bị bịt mắt dẫn đi trong đêm tối, người có BỒ-ĐỀ NGUYỆN sẽ có phản ứng tích cực chứ không sợ hãi, buông xuôi. Do đó có thể tìm cách về nhà được.
BỒ-ĐỀ NGUYỆN ví như khi đứng dưới chân núi, thấy mây thấp ngang đầu, tưởng trời cũng thấp như vậy. Leo lên 1 bậc, thấy trời cao hơn. Leo dần lên đỉnh núi, thấy đất trời bao la. Ta chỉ là 1 chấm nhỏ bé…
- BỒ-ĐỀ HẠNH: Bồ-tát đạo là con đường cuả người sống có định hướng thăng hoa bằng BỒ-ĐỀ NGUYỆN, thực sự bước đi, đi cho đến đích. Đó là BỒ-ĐỀ HÀNH. Khi đã nhuần nhuyễn, biết cách đi, biết cách dừng nghỉ lấy sức để đi xa hơn, thì cũng cần biết cách tránh những chướng ngại, hố hầm, gai góc, để khỏi mất thời giờ, khỏi thiệt sinh mạng.
BỒ-ĐỀ HẠNH cũng vậy, cần biết cách phòng hộ, biết khắc phục chướng ngại, để đi đến đích, qua bờ giác ngộ bên kia (đáo bỉ ngạn). Nên cần phải thọ giới, phải học giới, để có năng lực phòng hộ, để giúp người và chính mình vượt qua chướng ngại.
III. TU HỌC CỦA HUYNH TRƯỞNG SAU KHI THỌ GIỚI
- HỌC GIỚI
- BỐ-TÁT, TỤNG GIỚI
Upa : nghĩa là “gần, đến gần” hoặc “tiếp cận.”
vas: là động từ căn bản có nghĩa là “ở, trú ngụ, sống.
Có 2 hệ Bồ-tát giới
- Du-già Bồ-tát giới. HT. Tuệ Sỹ dịch
- Phạm võng Bồ-tát giới. HT. Trí Quang; HT. Thiện Hoà dịch.
- Ưu-bà-tắc giới kinh. HT. Thánh Nghiêm dịch.
Phạm võng Bồ-tát giới bổn, theo truyền thuyết, bắt nguồn do Vua Lương Võ Đế. Nay là hệ truyền thọ chính thức của Phật giáo Trung Hoa, Việt Nam.
Nhưng trong điển tịch kinh luận Ấn Độ, không thấy ghi giới bản nầy. Nay vẫn còn là nan đề cho việc hành trì giới luật của các tông phái.
Về Du-già Bồ-tát giới, được trích từ Du-già sư địa của Bồ-tát Di-lặc, phần Giới phẩm. Ngài Huyền Trang dịch sang tiếng Hán.
Hiện nay, Phật giáo Tây Tạng sử dụng Bồ-tát giới bản theo Giới phẩm trong Du-già sư địa để hành trì, truyền giới.
Ngoài ra, ở Việt Nam có nơi như Quảng Hương Già-lam, dùng Ưu-bà-tắc giới kinh cho Bồ-tát tại gia tụng giới vào mỗi kỳ bố-tát. Thực chất, đây là Kinh dạy việc thực hành 5 giới căn bản cho người Phật tử.
(Phẩm 1 đến 14; Tại gia Bồ-tát giới Kinh) HT. Trí Thủ đã vận dụng dạy cho Bồ-tát giới tại gia thay vì Phạm võng, vốn có 1 số điều dành cho hàng xuất gia.
GĐPT/VN được học rộng rãi Du-già Bồ-tát giới từ năm 2014.
- KẾT LUẬN
Huynh trưởng GĐPT/VN để làm tròn sứ mệnh Giáo dục Thanh thiếu đồng niên theo tinh thần Phật pháp và Phật hoá gia đình, thì nên thực hành Tâm Giới.
Phản hồi (0)
Trackbacks - Pingbacks (0)