KINH ƯU-BÀ-TẮC GIỚI

BBT: Anh chị em lam viên thân mến.

Đã mấy năm nay BHD.BRVT đã thực hiện mỗi năm 5 kỳ tu bát quan trai cho huynh trưởng và đoàn sinh ngành Thanh với chủ trương xem các kỳ tu BQT là một kỳ tu học cho Huynh trưởng. Vì thế BHD đã cung thỉnh Chư Tôn Đức trong ban CVGH thuyết giảng những bộ kinh trong chương trình tu học của huynh trưởng. Hiện nay HT Thích Minh Bảo trưởng ban CVGH.GĐPT.BRVT đang thuyết giảng về bộ kinh Ưu-bà-tắc giới (nằm trong chương trình tu học bậc Kiên). HT đã dày công biên soạn bài giảng một cách vắn tất, cô đọng tinh yếu của bộ kinh để anh chị em bất kỳ trình độ nào cũng có thể tiếp thu tường tận mà không cả thấy quá khó.

Ngoài việc in bài giảng để phát cho Huynh trưởng tham khảo, BBT trang nhà xin đăng toàn bộ bài giảng của thầy về bộ kinh Ưu-bà-tắc giới để quý lam viên tham khảo học hỏi và làm tư liệu.

KINH ƯU-BÀ-TẮC GIỚI

(Gồm 2 tập – 28 phẩm)

                                     * Dịch giả: Thích Quảng Minh 

                                * HT Thích Minh Bảo giảng

 

DÀN BÀI TỔNG QUÁT 

1./ PHẨM TẬP HỘI

2./ PHẨM PHÁT TÂM BỒ-ĐỀ

3./ PHẨM TỪ BI TÂM

4./ PHẨM GIẢI THOÁT

5./ PHẨM BA THỨ BỒ-ĐỀ

6./ PHẨM TU HẠNH NGHIỆP 32 TƯỚNG

7./ PHẨM PHÁT NGUYỆN

8./ PHẨM BỒ-TÁT GIẢ DANH VÀ THẬT NGHĨA

9./ PHẨM TÂM KIÊN CỐ CỦA BỒ-TÁT THẬT NGHĨA

10./ PHẨM LỢI MÌNH VÀ LỢI NGƯỜI

11./ PHẨM TRANG NGHIÊM MÌNH VÀ NGƯỜI

12./ PHẨM PHƯỚC TRÍ TRANG NGHIÊM

13./ PHẨM NHIẾP THỦ

14./ PHẨM THỌ GIỚI

15./ PHẨM TỊNH GIỚI

16./ PHẨM DIỆT ÁC

17./ PHẨM CÚNG DƯỜNG TAM BẢO

18./ PHẨM 6 PHÁP BA-LA-MẬT

19./ PHẨM BỐ THÍ BA-LA-MẬT

20./ PHẨM THANH TỊNH TAM QUY Y

21./ PHẨM BÁT QUAN TRAI GIỚI

22./ PHẨM NGŨ GIỚI

23./ PHẨM THI-LA BA-LA-MẬT

24./ PHẨM PHẨM NGHIỆP

25./ PHẨM NHẪN NHỤC BA-LA-MẬT

26./ PHẨM TINH TẤN BA-LA-MẬT

27./ PHẨM THIỀN BA-LA-MẬT

28./ PHẨM BÁT NHÃ BA-LA-MẬT

*************************************

 

1./ PHẨM TẬP HỘI

Sau phần lục chứng tín như thường lệ, trưởng giả Thiện Sanh  hỏi Phật về pháp lễ bái sáu phương.

- Theo Lục sư ngoại đạo: Phương đông thuộc Đế Thích, phương nam thuộc vua Diêm La, phương tây thuộc trời Ba-lâu-na, phương bắc thuộc trời Câu-tỳ-la, phương hạ thuộc Hỏa Thiên, phương thượng thuộc Phong Thiên.

- Phật dạy: Phật Pháp cũng có pháp lục phương tức sáu phép ba-la-mật: phương đông là Bố thí, phương nam là Trì giới, phương tây là Nhẫn nhục, phương bắc là Tinh tấn, phương hạ là Thiền định, phương thượng là Trí huệ.

Ai có thể cúng dường được 6 phương? Chỉ có Bồ-tát vì phát tâm bồ-đề nên gọi là Bồ-tát.

- Có 10 nguyên nhân khiến phát tâm: Không ưa thuyết ngoại đạo; nhờ túc căn; quán sát tội ác; thấy việc ác; biết được tập khí phiền não; thấy 5 phép thần thông ngoại đạo; muốn hiểu vũ trụ; thấy cảnh giới Phật; vì thương chúng sanh; vì yêu mến các loài.

-  Tâm Bồ-đề có 32 bậc: Thượng, Trung, Hạ, 3 bậc này có thể tăng, giảm theo tinh tấn và giải đải.

- Phát tâm bồ-đề không có tánh nhất định (cố định)

- Tánh Bồ-tát do nhân duyên sinh.

- Danh nghĩa và chủng loại Bồ-tát: vì cầu trí huệ rộng lớn nên gọi Bồ-tát. Bồ tát có hai hạng là Bồ-tát bất thối chuyển và Bồ-tát thối chuyển.

- Bồ tát tại gia thù thắng; Sự thù thắng tăng dần theo thứ bậc. Người Bô-tát tại gia thì phát tâm Bô-đề (đại thừa Bồ-tát) thì tất cả các cõi trời đều vui mừng, kinh ngạc: “chúng ta đã thêm vị đạo sư của trời người”.

2./ PHẨM PHÁT TÂM BỒ-ĐỀ.

Chúng sanh vì sao phải phát tâm Bồ-đề?

- Vì có 2 điều:

+ Vì không muốn đoạn tuyệt chủng tánh Bồ-tát.

+ Vì dứt trừ tất cả phiền não khổ đau của chúng sanh.

- Tâm Bồ-đề  được phát do 5 điều: gần bạn lành, không sân hận, vâng lời dạy chân chính của thầy bạn, mở lòng thương xót, tinh tấn tu tập. Hoặc do 2 điều: biết rỏ khổ đau của chính mình, biết chúng sanh thọ khổ cũng như ta.

Người phát tâm bồ-đề là người có thể lễ lạy và cúng dường 6 phương.

3./ PHẨM TỪ BI TÂM.

Phật dạy Nhân có 2 thứ: Sanh nhân và Liễu nhân. Từ bi là sanh nhân.

- Làm thế nào để tu tâm từ bi: Gồm 36 Nhân sanh từ bi tâm: Thấy chúng sanh khổ đau sinh tử, thấy chúng sanh chưa đủ lực hạnh tu tập, chúng sanh gặp oán thù lại tưởng thân thích, chúng sanh mê mờ chánh pháp, chúng sanh đang sa lầy mà vẫn buông lung, chúng sanh bị ngũ dục trói buộc, chúng sanh đem tâm tự mãn, kiêu căng, chúng sanh bị bạn ác giối gạt, chúng sanh trong ba cõi khổ não, chúng sanh tam nghiệp xấu ác, chúng sanh thèm khát đắm say ngũ dục, chúng sanh tạo tác ngược tâm nguyện, chúng sanh mê chấp ngã pháp, chúng sanh luân hồi ngũ thú, chúng sanh si mê thọ nghiệp tạo khổ, chúng sanh sợ sanh lão bệnh tử nhưng lại tạo nghiệp sanh tử, chúng sanh ái biệt ly khổ, chúng sanh vô minh mà không biết thắp sáng đuốc tuệ, chúng sanh bị lửa phiền não mà không biết dùng nước thiền định dập tắt, chúng sanh vui ngũ dục tạo nghiệp tội ác, chúng sanh mãi tìm vui trong ngũ dục, chúng sanh trong đời ác gặp bạo chúa chịu thống khổ mà vẫn buông lung, chúng sanh luân chuyển trong 8 khổ mà không biết vượt thoát, chúng sanh trong cảnh đói khổ bức bách,chúng sanh hủy phạm giới pháp sa đọa, chúng sanh không được hưởng phước tự tại, chúng sanh ở sa trường không hồi tâm, chúng sanh khổ đau vì trả nghiệp quả, chúng sanh tạo nghiệp đao binh thọ khổ, chúng sanh gặp gở chánh pháp không biết phát tâm, chúng sanh tin theo thầy tà bạn ác, chúng sanh giàu sang không biết bố thí, chúng sanh quyến thuộc ác nghịch.

- Thế nào là bi và đại bi: Khi chưa đạt đạo quán trí là bi, khi đạt đạo rồi quán trí là đại bi.

- 6 pháp ba-la-mật đều lấy tâm từ bi làm sanh nhân.

- Tại gia thù thắng: Bồ-tát tại gia tu tâm từ bi rất khó vì còn nhiều duyên ác ràng buộc. Người bồ-tát xuất gia chỉ có 5 pháp ba-la-mật không theo thực hành pháp bố thí một cách trọn vẹn. Bồ tát tại gia có thể làm đủ sáu pháp. Trong các pháp lành thì tâm từ bi là cội gốc.

 

4./ PHẨM GIẢI THOÁT.

Người tu tâm từ bi quyết định sẽ được một pháp thể gọi là “giải thoát phần”

- Pháp thể là thân, khẩu, ý, từ nơi phương tiện mà được. Có 3 thứ phương tiện:  Bố thí, trì giới, đa văn.

- Thế nào là được giải thoát và không được: Để được giải thoát phải nhận thức tu tập bằng tâm hướng thượng ngay buổi ban đầu, không tu tập theo tính máy móc. Phải khởi tâm nhàm chán sanh tử, niết bàn là an vui mà tu tập, không quan trọng số lượng tạo tác nhiều ít.

- Thời gian được giải thoát: Chư Phật ra đời, Duyên Giác ra đời, các cõi trời nói pháp. Nhờ 3 duyên ấy mà được phát tâm.

- Hạng người nào được pháp thể giải thoát: Các nơi không được là: Các cõi trời dục, cõi trời vô sắc, cỏi Bắc Châu. Các chúng sanh trên không được vì thiếu phương tiện và không thân. 3 loại chúng sanh được có là: Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ-tát, hàng cư sĩ tại gia và xuất gia.

- Pháp thê giải thoát có 3 hạng: Thượng, Trung và Hạ. Thanh Văn là hạ, Duyên Giác là trung, Phật là bậc thượng.

- Có 4 hạng người: Thuận dòng sanh tử, nghịch dòng sanh tử, không thuận cũng không nghịch, đã đến bờ kia.

- Bồ-đề có 4 chủng  tánh: 1. Không tham tài sản; 2. Không tiếc thân mạng; 3. Tu pháp nhẫn nhục, 4. Thương xót chúng sanh.

- Có 5 điều tăng trưởng chủng tử Bồ-đề: Một là không tự ti là mình không thể chứng, gặp khổ không hối hận, tinh tấn không thối chuyển, cứu độ vô lượng chúng sanh, tán thán công đức Tam Bảo.

5./ PHẨM BA THỨ BỒ-ĐỀ.

Thanh Văn, Duyên Giác và Phật bồ-đề. Thanh Văn do nghe mà được, Duyên Giác do nghĩ mà được, Phật vô sư trí do tu mà được.

- Pháp tánh có 2 thứ: Tổng tướng và Biệt tướng. Thanh văn và Duyên Giác chỉ biết có Tổng tướng. Phật biết cả hai Tổng tướng và Biệt tướng.

- Nhất thế trí: (rỏ 4 đế lý); gọi là Phật, Như Lai trí duyên khắp các cảnh tượng. Thanh Văn, Duyên Giác dù biết rỏ 4 đế lý mà trí không duyên khắp nên không gọi là Phật. Thanh Văn, Duyên Giác đoạn được phiền não nhưng vẫn còn tập khí, riêng Phật đoạn cả hai.

- Nghi có 2 loại: Phiền não nghi và vô ký nghi, bậc nhị thừa chỉ đoạn được phiền não nghi, riêng Phật đoạn cà hai.

- Tịnh có 2 thứ: Trí tịnh và hạnh tịnh. Nhị thừa chỉ có Trí tịnh, riêng Phật đầy đủ cà hai.

- Công hạnh nhị thừa giới hạn, riêng Phật vô hạn.

- Công đức của Phật: công đức Như Lai bất khả tư nghì, trí không ngăn ngại, thấu rỏ muôn pháp, nói pháp không hai lời, không nhầm lẫn, hùng biện lưu loát, đủ cả trí biết nhân, trí biết thời, trí biết tướng, không che giấu, không giử gìn, không nói lỗi, biết được tất cả phiền não của chúng sanh, duyên khởi phiền não, duyên diệt phiền não, ở thế gian không ô nhiễm đầy đủ 10 lực, 4 vô sở úy, 3 niệm đại bi, 2 lực thân tâm viên mãn.

- Các đức hiệu của Đức Phật: Phật là vô thượng sư, đại trượng phu, hương tượng của loài người, là sư tử, long vương, điều ngự, bậc đạo sư, đại thiền sư, đại y sư, tịnh liên hoa, đấng vô sư độc giác, đại sa môn, đại giác ngộ giải thoát.

6./ TU HẠNH NGHIỆP 32 TƯỚNG.

Như Lai do tu tâm đại bi trải qua 3 vô số kiếp tu tập, làm lợi ích vô lượng chúng sanh, thực hiện vô số các pháp lành nhờ đó mà được thành tựu 32 tướng, 80 nét đẹp trang nghiêm báo thân. Hạnh đại bi của ngài là hiện thân trăm phước tướng vô lượng kiếp. Tu pháp này không những thành tựu 32 tướng hảo mà còn chứng được vô thượng bồ-đề.

- 3 vô số kiếp tu tập của Đức Phật Thích Ca: Vô số kiếp thứ nhất từ nơi Phật Bảo Đăng, vô số kiếp thứ hai từ nơi Phật Nhiên Đăng, vô số kiếp thứ ba từ nơi Phật Ca-diếp.

- Tất cả phước thế gian không bằng phước đức một sợi lông của Như Lai. Phước đức tất cả chân lông của Như Lai không bằng phước đức của một tướng hảo. Tất cả tướng hảo (80) không bằng một trong 32 tướng. tất cả công đức 32 tướng không bằng công đức của tướng bạch hào. Tướng bạch hào lại không sánh kịp công đức của tướng vô kiến đảnh.

7./ PHẨM PHÁT NGUYỆN.

- Hạng người nào thực hành được hạnh nghiệp 32 tướng: người trí thực hành được.

- Thế nào là người trí: Nếu phát vô thượng đại nguyện gọi là người trí.

- Tứ hằng thệ nguyện

- Bồ-tát phát được đại nguyện như thế được gọi là vô thượng pháp tài trưởng giả. Bực đại bô-tát có đủ 3 điều thì gọi là pháp tài trưởng giả: 1. Tâm không ưa theo giáo thuyết ngoại đạo. 2. Tâm không tham đắm cảnh vui sanh tử. 3. Thường cúng dường Tam Bảo.

- Bồ-tát nếu quán nhân, quán quả, quán nhân quả hoặc quán qủa nhân. Bồ-tát như thế có thể đoạn được nhân quả thế gian, chứng được nhân quả xuất thế gian. Nếu bồ-tát có thể đoạn hay chứng được nhân quả gọi đó là “pháp quả” (vị vua của các pháp)

8./ PHẨM BỒ-TÁT GIẢ DANH VÀ THẬT NGHĨA.

- Những chúng sanh trước đã phát tâ bồ-đề nhưng không giác ngộ kiên trì sau lại thối chuyển là bồ-tát giả danh.

- Những chúng sanh đã phát tâm bồ-đề, thực hành pháp tu, vượt qua được tất cả nghịch cảnh, thử thách không thối chuyển, ấy là bồ-tát thật nghĩa.

9./ PHẨM TÂM KIÊN CỐ CỦA BỒ-TÁT THẬT NGHĨA.

    Khi lập hạnh tu tập bồ-tát thật nghĩa phải dụng tâm quán chiếu thân, cảnh như huyển pháp. Từ đó với tâm kiên định vượt qua mọi chướng ngại thử thách để thành tựu pháp hạnh. Được như thế gọi là bồ-tát thật nghĩa hoặc bồ-tát khó lường.

- 4 pháp khó lường của bồ-tát: 1. Vật yêu quý có thể đem cho. 2. Vẫn còn phiền não mà hay nhẫn được nghịch cảnh. 3. Thấy người chia rẽ có thể khiến hòa hợp. 4. Khi lâm chung thấy cảnh dữ có thể nói pháp để chuyển đổi.

- 3 việc không thể nghĩ lường: 1. Không say đắm theo các pháp phiền não. 2. Ở trong phiền não không xa lìa. 3. Sống trong phiền não không buông lung.

- 3 việc không nghĩ bàn: 1. Lúc sắp bố thí tâm sanh vui mừng. 2. Bố thí vì người không mong cầu quả baó. 3. Sau khi bố thí không tiếc nuối.

- Thường khởi tâm quán sát mình là Bồ-tát giả danh hay là Bồ-tát thật nghĩa.

10./ PHẨM LỢI MÌNH, LỢI NGƯỜI

- Thế nào là bồ-đề và đạo bồ-đề: Bồ-đề tức là đạo bồ-đề. Đạo ấy cao hơn đạo quả của Thanh Văn, Duyên Giác.

- Bồ-đề hay đạo bồ-đề là pháp thù thắng. Đạo của Thanh Văn, Duyên Giác chẳng phải là nhất thiết giác. Đạo bồ-đề là nhân, bồ-đề là quả, ấy là pháp cao tột của Đại thừa.

- Thế nào là học và học quả: Thực hành đạo bồ-đề chưa đầy đủ mà tâm không thối chuyển gọi là học, đã đầy đủ mà tâm không thới chuyển gọi là học quả.

- Tự lợi và lợi tha: Trong thực tế sự tương quan và cọng nghiệp giửa các chúng sanh trong cuộc sống, không thể có sự tách biệt riêng rẽ mà luôn có sự giao thoa, ảnh hưởng mật thiết giửa các pháp, cọng với tinh thần giác ngộ đạo lý vô ngã, hàng bồ-tát đại sỹ phát đại quảng tâm thấy giửa chúng sanh và mình không khác nên khi làm lợi ích không phân biệt giửa mình và người chỉ mong đem lại an vui và lợi lạc cho tất cả. Vì thế Bồ-tát luôn xem việc lợi tha là chính, muốn được như thế ngoài việc lập chí nguyện cầu phải có trí tuệ và năng lực lớn.

- Bồ-tát chỉ luôn mong cầu lợi mình là Bồ-tát bậc hạ.

- Sự lợi ích có 2: hiện đời và đời sau. Bồ-tát làm lợi ích trong hiện tại không gọi là lợi ích thiết thực.

- Cảnh vui có 2: Thế gian và xuất thế gian, phước đức cũng như thế. Nếu Bồ-tát có đủ 2 cảnh vui và phước đức để giáo hóa chúng sanh được gọi là tự lợi, lợi tha.

- Người tại gia có 4 loại: Dễ điều phục mà khó xuất ly, khó điều phục mà dễ xuất ly, dễ điều phục cũng sễ xuất ly, khó điều phục mà khó xuất ly.

- Muốn độ phải có 3 điều: quở trách, dịu dàng, cả quở trách lẫn vổ về để điều phục.

- Bồ-tát tại gia và xuất gia: Bồ-tát tại gia độ được nhiều người, Bồ-tát xuất gia không được như thế vi không có tại gia thì không có người xuất gia.

- Trình độ chúng sanh có 3 hạng, trình độ Bồ-tát cũng có 3 hạng: thượng, trung và hạ. Bồ-tát thượng căn có thể giáo hóa cả 3 hạng.

11./ PHẨM TRANG NGHIÊM MÌNH VÀ NGƯỜI.

- Bồ-tát có đủ 8 pháp có thể lợi mình và người: sống lâu, sắc đẹp, sức khỏe, sanh lòng cao quý, giàu có, thân nam, lời nói rỏ ràng, chổ đông không sợ hải.

- Nguyên nhân có được 8 pháp trên: không giết hại, bố thí vật dụng và ẩm thực, không kiêu mạn, chán thân nữ, bồ thí tài pháp, giử giới, cúng dường Tam Bảo.

- Thành được 8 pháp do 3 nhân duyên: 1. Đồ vật thanh tịnh. 2. Tâm thanh tịnh. 3. Phước điền thanh tịnh.

- Mục đích cầu 8 pháp: Vì muốn lợi lạc chúng sanh.

- Tuy có đủ 8 pháp mà không sanh lòng kiêu mạn.

- Dù ở thế gian mà không nhiễm ô.

- Đời sau sanh ra không gặp được Phật pháp cũng không tạo duyên ác (vẫn tấn tu) nhờ bởi hai duyên: trí tuệ, không buông lung.

- Đời sau ở nơi chổ ác vẫn không duyên theo nhờ bởi 4 duyên: 1. Biết rỏ tội lỗi phiền não. 2. Không chiều theo các phiền não. 3. Chịu đựng được cảnh khổ. 4. Không khiếp sợ.

- Bồ-tát không thối chuyển (lay động) vì có 5 duyên: 1. Ưa tu pháp lành. 2. Phân biệt thiện ác. 3. Thân cận chánh pháp. 4. Thương xót chúng sanh. 5. Thường biết túc mạng.

12./ PHẨM PHƯỚC TRÍ TRANG NGHIÊM.

- Bồ-tát có đủ hai pháp trang nghiêm cho mình cho người: 1. Phước đức. 2. Trí huệ.

- Do nhân duyên gì được hai pháp trang nghiêm: Bồ-tát do tu 6 pháp ba-la-mật mà được 2 pháp trang nghiêm như thế.

- Hoặc do 6 pháp lành nhơn cho 2 thứ trang nghiêm. Tưởng niệm Phật, Pháp, Tăng là trí trang nghiêm. Ghi nhớ, trì giới, bố thí là phước trang nghiêm.

- Bồ-tát có đủ 2 thứ trang nghiêm thì có được đầy đủ phương tiện thiện ảo vi diệu và biết rỏ được pháp thế gian và xuất thế gian.

- Phước đức trang nghiêm tức là trí tuệ trang nghiêm, trí tuệ trang nghiêm tức là phước đức trang nghiêm.

- Bồ-tát có đủ 2 pháp như thế thì có thể lợi mình lợi người, người trí có thể hiện được hai pháp thế gian và xuất thế gian. Pháp thế gian là tất cả thế luận và thế định. Pháp xuất thế gian là biết được 5 ấm, 12 nhập, 18 giới.

- Bồ-tát dù biết rỏ được cảnh vui thế gian là hư dối mà cũng vẫn tạo tác muôn pháp để làm lợi ích chúng sanh.

- Hai thứ trang nghiêm ấy có hai chánh nhân đó là từ tâm và bi tâm, tu hai chánh nhân ấy mặc dú lưu chuyển trong bể khổ sanh tử mà tâm luôn không hối hận.

- Bồ-tát khi hành pháp bố thí nên quán tưởng các loại phước điền (kỉnh điển, ân điển, bi điên)

- Bồ-tát khi bố thí lìa tâm bỏn sẻn gọi là trì giới ba-la-mật, nhẫn được tất cả lời trách mắng của kẻ đến xin là nhẫn nhục ba-la-mật, tự tay trao cho người vật thí là tinh tấn ba-la-mật, chuyên tâm quán niệm pháp giải thoát là thiền định ba-la-mật. Không khởi tâm phân biệt thời, xứ là bát nhã ba-la-mật. Bồ-tát bố thí trong một niệm đủ 6 pháp như thế gọi là công đức trang nghiêm trí tuệ.

- Bồ-tát tạo nhân duyên bất cộng pháp gọi là phước trang nghiêm, giáo hóa chúng sanh được 3 thứ bồ-đề gọi là trí trang nghiêm.

- Bồ-tát có đủ được 5 pháp thì trang nghiêm được vô thường bồ-đề: Tín tâm, bi tâm, dũng mãnh, đọc tụng các bộ luận thế gian không khởi tâm chán, , học các nghề nghiệp ở đời không nản chí.

- Bồ-tát có đủ 2 thứ trang nghiêm thì có 7 tướng tự biết lỗi mình, không nói lỗi người, ưa chăm sóc người bệnh, thích bố thí kẻ nghèo, được bồ-đề tâm, tâm không phóng túng, trong tất cả các thời thường tu pháp ba-la-mật.

13./ PHẨM NHIẾP THỦ.

- Bồ-tát có đủ 2 hạnh trang nghiêm rồi làm thế nào để tiếp độ tứ chúng:

+ Phật dạy nên dùng tứ nhiếp pháp để thâu phục tứ chúng khiến họ được cải ác tùng thiện, chí tâm giáo dưỡng như con không mong đền ơn, tiếng khen, lợi lộc sung sướng. Nếu không có những điều trên mà nhiếp hóa đồ chúng là người ác, là bồ-tát giả danh.

- Bồ tát nên tùy thời, tùy bệnh mà khéo ứng dụng phương tiện nhiếp hóa và quyết không nuôi đồ chúng xấu ác.

- Bồ tát xuất gia có 2 loại đệ tử là xuất gia và tại gia, bồ-tát tại gia chỉ có một loại đệ tử tại gia.

- Bồ tát dạy đệ tử xuất gia học 12 bộ kinh, biết đủ 8 trí (trí biết pháp, trí biết đúng nghĩa, trí biết thời tiết, trí biết vừa đủ, trí biết tự thân, trí biết ý tưởng mọi người, trí biết các trình độ, trí khéo phân biệt).

- Bồ-tát xuất gia dạy đệ tử tại gia: hạnh không buông lung, biết cúng dường Tam Bảo, cha mẹ, đoạn tâm kiêu mạn, không gần thầy ác bạn tà, sống đời tri túc, khéo biết kính nhường, tin sâu nhân quả, khéo hộ trì và nương tựa chánh pháp,

- Bồ-tát tại gia day đệ tử tại gia: đời sống khắc kỷ không buông lung, khéo biết cư xử đối với quyến thuộc và mọi người, khéo biết cung kính, cúng dường các bậc phước đức, biết ứng dụng chánh pháp vào đời sống, biết tri túc và hộ trì chánh pháp. Nếu là người được tham gia vào quan chức, quyền bính xã hội nên khéo biết đem chánh pháp ứng dụng vào đời sống cộng đồng xã hội để đem lại lợi ích rộng lớn.

14./ PHẨM THỌ GIỚI.

- Bồ-tát làm thế nào được thọ giới Ưu-bà-tắc: những phương tiện trước khi thọ giới là; cúng dường và thỉnh hứa.

- Bồ-tát tại gia nếu muốn thọ trì giới Ưu-bà-tắc trước phải theo thứ lớp cúng dường 6 phường: Phường đông là cha mẹ, phương nam là sư trưởng, phương tây là vợ con, phương bắc là thiện hữu tri thức, phương hạ là tôi tớ, phương thượng là sa môn.

  1. Bồ-tát tại gia tôn trọng, cung kính cúng dường, chăm sóc, hết lòng hiếu thuận đối với cha mẹ. Cha mẹ cũng có 5 điều lo cho con: hết lòng yêu thương, không dối gạt, khi cuối đời giao hết tài sản cho con, lựa nơi tốt mà cười gả khi đến tuổi trưởng thành, dạy dổ con những việc đời cần yếu.
  2. Đối với sư trưởng Bồ-tát tại gia thường hết lòng tôn kính, cúng dường, phụng hành những lời dạy bảo như pháp. Bậc sư trưởng cũng có 5 điều đối với đệ tử: dạy bảo nhanh chóng những điều cần thiết, dạy hết những điều mình biết, đệ tử có hơn không sanh lòng ganh ghét, ký gởi cho bậc minh sư thiện hữu, cuối đời giao hết những gì có được cho đệ tử.
  3. Đối với vợ con: Bồ-tát tại gia hết lòng yêu thương chung thủy, chăm sóc, làm tốt bổn phận của người chồng, người cha.

Vợ con có 14 việc  đáp lại là; Tận tâm lo sự nghiệp, siêng năng, làm việc gì cho xong không bê trể giờ giấc, thường thay chồng, cha chăm sóc khách bạn, vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, kính trọng, dịu dàng, hòa nhã, nhã nhặn với tôi tớ, khéo giữ gìn tài vật, thức khuya dậy sớm, vệ sinh ăn uống chu đáo, hoan hỷ những lời trách mắng, dạy bảo, giử kín những việc xấu, hết lòng chăm sóc khi đau yếu.

  1. Đối với bậc thiện tri thức: Bồ-tát tại gia cần hết lòng cung kính, cúng dường, lễ bái, giúp đở, hoan hỷ như pháp phụng hành. Bậc thiện hữu tri thức nên dùng 4 pháp đáp lại: dạy tu pháp lành, khiến lìa ác pháp, lúc sợ hải có thể trấn an, khi buông phải kịp khuyên can,
  2. Đối với phương dưới là kẻ tôi tớ nên cung cấp vật chất, thuốc men, y phục, không đánh mắng, hất hủi, khinh bạc. kẻ tôi tờ nên lấy mười việc đền đáp: không gây tội lỗi, không đợi sai bảo, phải làm cho xong việc, không chậm trể, khi chủ hoạn nạn không bỏ, thường thức khuya dậy sớm, biết giử gìn tài sản, biết đền ơn, hết lòng kính mến, khéo che dấu việc dấu.
  3. Phương trên là bậc sa môn, bồ-tát tại gia phải khéo cung kính, cúng dường, hiếu thuận đối với các bậc phạm hạnh. Bậc sa môn cũng dùng 5 việc đáp lại: Khiến phát lóng tin, khiến sanh trí tuệ, dạy pháp bố thí, dạy trì giới luật, dạy phải nghe nhiều.

- Ngoài việc cúng dường tiếp đến là phần thỉnh hứa nếu có người muốn được thọ giới ưu-bà-tắc trước cần phải thông qua quyến thuộc, nhà nước để được sự ưng thuận, sau đó đi tìm bậc minh sư dìu dắt. Bậc minh sư khi muốn tiếp độ nên trước hỏi các giá nạn, nếu không có các chướng nạn phải xem xét tâm chí thành, nếu có đầy đủ các thuận duyên mới nên cho phép thọ giới, trước khi thọ giới nên giảng hiểu về pháp tam quy, ngũ giới, pháp vô úy, không tham sân si, không khiếp sợ.những việc không nên làm, những người không nên thân cận, những pháp dễ sanh phóng túng. Khi người thọ giới đã kham nhận những việc trên cần phải được thử duyên trong vòng 6 tháng gần gủi chúng tăng. Sau khi thử thách nếu xét thấy đáng được độ nên nhóm chúng Tăng đủ 20 vị tác pháp yết ma, nếu được thống nhất nên như pháp truyền giới hoặc một phần, thiểu phần hay toàn phần tùy theo ý muốn nhận thọ của người thọ giới. Phần tiếp theo là hành tướng của 6 giới trọng  và 28 giới khinh của Bồ-tát giới tại gia.

- Phần kết khuyến nếu ưu-bà-tắc chí tâm thọ trì giới pháp như thế người ấy được ví như bông sen trắng trong loài người, là đấng tôn quý, thanh khiết  nhất trong hàng ưu-bà-tắc, xứng đáng là bậc đại trượng phu của loài người.

15./ PHẨM TỊNH GIỚI:

- Có người thọ trì giới rồi, làm thế nào để giử giới được hoàn toàn thanh tịnh.

+ Có 3 pháp khiến được giới pháp thanh tịnh là: tin Tam Bảo, tin sâu nhân quả, tâm tỉnh giác.

+ Lại có 3 pháp: Chưa trừ tâm tham ái mà có thể thí cho người vật yêu thích, chư trừ được lòng sân hận mà thấy người làm điều ác đến cho mình vẫn có thể kham nhẫn, chư trừ được tâm si mê mà vẫn phân biệt đượccác pháp lành dữ, tốt xấu, (đời sống thiên về trí tuệ).

+ Lại có 3 pháp: Thân cận bạn lành, nghe pháp không chán, chí tâm học hỏi, hành trì lời dạy của các bậc thiện tri thức.

- Bồ-tát dùng các pháp lành trên để trong sạch tâm hạnh cần phải ở trong  hai thời: Lúc Phật ra đời, lúc Duyên Giác ra đời (thời chánh pháp).

- Chúng sanh tu pháp lành do 3 điều mà được: do nghe mà được, do suy nghĩ mà được, do tu tập mà được. Hai điều nghe và suy nghĩ cần phải hoàn toàn trong hai thời, còn do tu tập mà được thì không nhất định trong hai thời.

16./ PHẨM DIỆT ÁC.

Bồ-tát đã thọ giới ưu-bà-tắc nếu có các ác pháp trong hay ngoài và nhân duyên bất tịnh làm thế nào để xa lìa.

Bồ-tát có các điều ác như thế nên tu niệm Phật tâm người ấy sẽ xa lìa các ác pháp, tăng trưởng lòng từ bi và phát sanh trí tuệ. Ngoài ra bồ-tát muốn diệt ác pháp phải tu quán sát đức của Phật. Như Lai có 7 sự thù thắng: thân thù thắng, sống như pháp thù thắng, trí tuệ thù thắng, cụ túc thù thắng, hành xứ thù thắng, không nghĩ bàn thù thắng, giải thoát thù thắng. Thân có 32 tướng, sống làm lợi ích cho vô lượng chúng sanh. Như Lai có 4 vô ngại trí, Như Lai có đầy đủ công hạnh, trí tuệ, Như Lai tu tam muội và cửu thứ đệ định, Như Lai có đủ 6 pháp thần thông, 10 lực, 4 vô úy, 48 pháp bất cộng.., Như Lai có đủ 2 thứ giải thoát trừ tuệ chướng và phiền não chướng.

17./ PHẨM CÚNG DƯỜNG TAM BẢO.

Đã thọ giới ưu-bà-tắc rồi, làm thế nào cúng dường Tam Bảo?

- Thế gian có 3 hạng phước điền: kỉnh điền, ân điền và bi điền. cung kính cúng dường Tam Bảo là kỉnh điền, cung kính phụng thờ, chăm sóc cha mẹ là ân điền, thương xót giúp đỡ những chúng sanh khổ đau bất hạnh là bi điền.

- Cúng dường tháp tượng, chí thành tạo tác hoặc ngợi khen tán thán, hoặc tự mình làm hoặc khuyến hóa người làm, hoặc thấy người làm sanh lòng vui theo, nhẫn đến sửa sang tu bổ, họa vẽ, sơn phết đều là cúng dường…

- Nếu có người tạo tác, dùng vật báu trong 4 thiên hạ, xây đắp cúng dường nhưng có người chỉ tôn trọng tán thán, ngợi khen cung kính thì phước đức của họ đều ngang nhau.

- Cúng dường pháp bảo là thọ trì, đọc tụng, biên chép, giảng thuyết, hành trì bằng tất cả sự thành kính.

- Cung kính, hổ trợ, nuôi dưỡng người phát bồ-đề tâm, người thọ trì chánh pháp, người xuất gia tu tập pháp hạnh một trong tứ quả Thanh Văn gọi là cúng dường Tăng bảo.

18./ PHẨM 6 PHÁP BA-LA-MẬT.

+ Hành tướng của Bồ-tát tu lục độ;

- Phật dạy: Nếu có thể không tiếc tất cả của vật hay làm việc lợi ích cho mọi người thường nhớ hạnh bố thí bình đẳng không phân biệt, không mong sự đền trả, vắng lặng cả 3 nơi. Nên biết người ấy có thể cúng dường bố thí ba-la-mật.

- Nếu có người thanh tịnh được hành động, lời nói, ý nghĩ, thường quán xét thân tâm, biết ăn năn tàm quý, tâm thường chánh niệm. Nên biết người ấy có thể thực hành trì giới ba-la-mật.

- Nếu người tâm thường vui mừng, thấy kẻ làm ác khởi lòng thương xót, khen ngợi hạnh nhẫn nhục, quở trách lòng sân hận, thường sanh lòng hổ thẹn khi khởi giận dữ. Nên biết người ấy có thể thực hành hạnh nhẫn nhục ba-la-mật.

- Nếu có người không giải đãi, biếng nhác dù làm việc gì dù nhỏ hay lớn quyết làm cho xong, không hay hẹn khất công việc, việc làm được hôm nay không để ngày mai, thường tán thán sự siêng năng, không bỏ lở việc làm. Nên biết người ấy có thể thực hành tinh tấn ba-la-mật.

- Nếu có người thường thanh tịnh tam nghiệp, ưa thích chổ núi rừng vắng lặng, núi rừng hang sâu, thường hay sống độc cư. Tâm ít buông lung tán loạn, thường trong chánh niệm. Nên biết người ấy có thể cúng dường thiền định ba-la-mật.

- Nếu có người tâm thường định tỉnh sáng suốt, thường làm chủ được tam nghiệp, ít khởi tham sân si, sống quyết đoán không yếu hèn, thường dùng lý trí phán xét không để tình cảm chi phối. Nên biết người ấy có thể cúng dường bát nhã ba-la-mật.

+ Mỗi độ đều có 4 sự:

  1. Thí phương có 4; Điều phục chúng sanh, lìa chướng ngại tương đối, tự lợi, lợi tha.
  2. Giới phương, nhẫn phương, tinh tấn phương, thiền định phương, trí tuệ phương. Tất cả 5 phương trên mỗi phương đều có 4 việc: Trang nghiêm bồ-đề, lìa bịnh chướng, tự lợi, lợi tha.

+ Bồ-tát phải đầy đủ 6 độ: Pháp lục độ luôn có sự tương quan, tương sinh với nhau, thế nên trí bát nhã là nhân, bồ-tát là quả, tinh tấn là nhân trì giới là quả, tam muội là nhân nhẫn nhục là quả, song nhân với quả không được xem là một, thế nên phải có đủ 6 pháp ba-la-mật.

 

19./ PHẨM BỐ THÍ BA-LA-MẬT.

- Phật dạy: Nếu có người đối với tài, pháp và đồ uống ăn khởi tâm bỏn xẻn nên biết người ấy trong vô lượng đời bị quả báo ngu mê nghèo cùng. Thế nên Bồ-tát tu bố thí ba-la-mật cần phải làm lợi ích cho mình, cho người.

- Người hành pháp bố thí nên khởi tâm bình đẳng đối với tất cả đối tượng không khởi tâm phân biệt

- Có 5 cách thí: Chí tâm bố thí, tự tay bố thí, tín tâm bố thí, theo thời tiết bố thí, đúng như pháp tìm vật để bố thí.

- Dùng 4 trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc) để bố thí.

- Có 3 loại bố thí: Tài thí, pháp thí, vô úy thí.

- 4 điều chướng ngại thường có khi hành pháp bố thí: lòng tham tiếc, không ưa bố thí, xem thường vật nhỏ, mong cầu quả báo.

- Muốn bố thí phải trừ 5 điều: tâm hờn giận, tâm bỏn xẻn, tâm ganh ghét, tiếc thân mạng, không tin nhân quả.

- Có 2 pháp trừ được chướng ngại là: quán vô ngã, quán vô thường.

- Người bố thí được 5 điều lợi lạc: Thường gần bậc thánh nhân, chúng sinh ưa thấy và thích nghe, trước đại chúng không khiếp sợ, được danh thơm tiếng tốt, trang nghiêm bồ-đề.

- Bồ-tát bố thí thế nào gọi là thí tất cả: Đại Bồ-tát như pháp tìm vật để bố thí, đem tâm thanh tịnh mà bố thí, những vật yêu quý có thể bố thí, bố thí không cầu mong báo đáp, tâm bình đẳng mà hành pháp bố thí, hướng về đối tượng phước điền, bố thí bằng tâm đại bi, bố thí xong không ăn năn hối tiếc, không đợi người cầu xin mà vẫn bố thí, hàng bồ-tát hành pháp bố thí như thế gọi là bố thí tất cả.

- Có 3 hạng thí chủ: Bậc Thượng, Trung, Hạ:

+ Người không tin nghiệp quả, lòng bỏn xẻn tham tiếc, giận ghét, ngăn cản kẻ đến xin ấy là thí chủ bậc hạ.

+ Mặc dù tin nghiệp quả nhưng tâm vẫn còn bỏn xẻn, tham tiếc, ghét bỏ người cầu xin, ấy là thí chủ bậc trung.

+ Không khởi tâm bỏn xẻn, quán các pháp là vô thường, khởi tâm vui mừng khi được bố thí, ấy là bố thí bậc thượng.

- Người trí vì 4 điều mà hành pháp bố thí: do bố thí mà phá trừ được phiền não, phát nhiều thệ nguyện, được hưởng quả an vui, phá trừ được lòng tham, làm tan lòng giận của kẻ oán thù

- Người tu hạnh bố thí như pháp, giả sử do ác duyên, phiền não mà sa đạ vào chốn tam đồ ác đạo hoặc sanh vào bất cứ nơi đâu cũng đều được quả báo no đủ, tránh được mọi bức bách thiếu thốn.

- Người trí khi thí rồi không mong cầu báo đáp, danh tiếng, lợi lạc, thường tưởng nghỉ 2 điều: 1. Đem của giả dối đổi lấy pháp chân thật, 2. Quyết định không nuôi lòng xấu ác, bỏn xẻn.

- Người bố thí trước phải tự thử tâm mình, trước đem vật ngoài để bố thí, khi tâm kia điều phục rồi sau mới đem thí vật trong thân nhờ vậy được 2 pháp thành tựu: 1. Vĩnh viễn lìa 3 cõi. 2. Được giải thoát chơn chánh.

- Người bố thí thường quán nghĩ: như kẻ lữ hành vác nặng, nều được vất bỏ thì vui mừng, được chia sẻ cho kẻ đến xin bố thí cũng như thế.

- Người trí thường khởi nghĩ: muốn của vật đời đời theo ta muôn kiếp tại sao ta chẳng hành pháp bố thí, nếu người có của thấy kẻ đến xin tự nói rằng “không” nên biết người ấy đang nói đến sự nghèo cùng của chính họ trong tương lai vậy, còn gọi kẻ ấy là hạng người buông lung.

- Nếu có người thấy kẻ đến xin tự bảo rằng: “tôi không có gì để cho”nghĩa ấy không đúng. Tại sao? Vì dù là kẻ nghèo cùng đến đâu cũng vẫn có được phần ăn của chính mình, ăn rồi rửa ráy chắt lọc lại phần thức ăn rơi rớt cũng có thể làm vật thí cho chúng sanh bé nhỏ, nhờ đó cũng được phước lành cho đời sau vậy.

- Có những chúng sanh rất nghèo khó, nhưng dù khó đến đâu chắc hẳn họ vẫn có được thân và nên dùng thân ấy để làm việc giúp đở, chia sẻ, lợi ích cho mọi người. Ngoài ra còn có pháp tùy hỷ  bố thí vẫn có được dự phần phước lợi cần nên thực hành.

- Dù cho có kẻ đầy đủ phước báu, giàu sang cao quý khi thấy kẻ bố thí tâm không tin kính, không tùy hỷ bố thí. Kẻ ấy cũng gọi là kẻ nghèo cùng.

- Nếu có người đa văn, hành trì giới luật chứng được đạo quả mà không biết hành pháp bó thí thì vẫn phải chịu quả báo thiếu thốn đói khát.

- Người trí thường nghỉ quán các pháp thế gian (hữu vi) là vô thường, hư dối nên vì quả vui vô thượng mà hành pháp bố thí.

- Người trí vì hai việc mà bố thí: 1. Điều phục tâm mình, 2. Trừ bỏ tâm oán hận. Đức Như Lai nhờ vậy mà được gọi là bậc vô thượng tôn.

- Người trí quán sát sinh tử không bờ bến, sự vui của pháp bố thí cũng như thế, phải nên hành pháp bố thí vì muốn đoạn trừ sinh tử chứ không vì câu quả báo an vui cõi trời người.

- Có người cho rằng người thí, người nhận và người thọ báo đều là 5 ấm, mà 5 ấm là pháp vô thường. Như vậy xả thân 5 ấm bố thí này ai là người thọ nhận quả báo của sự bố thí. Tuy không có người thọ nhận quả báo bố thí, thế nhưng quả báo lành vẫn không hoại diệt. Do đây biết rằng không  có người bố thí, không có người thọ nhận quả báo của sự bố thí.

- Phật pháp thường dạy; người tạo nghiệp cũng tức là người thọ báo, hoặc người tạo  nghiệp khác người thọ báo, hoặc không có người tạo nghiệp cũng không có người thọ báo. Đó chỉ là 3 cách nói khác nhau.

+ Trường hợp 1 là: Năm ấm thọ nhận quả báo do sự tạo nghiệp của chính mình.

+ Trường hợp 2 là: Lúc làm thân người tạo nghiệp được sinh vào thân trời để hưởng quả vui.

+ Trường nhợp 3 là; Tất cả đều do duyên hòa hợp mà có, vốn không có tự tánh, làm gì có người tạo nghiệp, người thọ báo.

+ Người tạo nghiệp không phải người thọ báo nhưng cũng không khác người thọ báo. Ai thông đạt điều này sẽ được quả vô thượng.

- Có 3 việc làm người bố thí mất đi quả báo thù thắng: 1. Trước định cho nhiều sau lại cho ít, 2. Lấy đồ vật hư xấu mang bố thí. 3. Sau khi bố thí sanh tâm hối hận.

- Người trí làm việc bố thí không vì muốn báo đáp, danh tiếng, sợ hãi, hơn thua, quyền lợi…mà chỉ vì thương xót chúng sanh muốn mọi người được an lạc, diệt trừ các phiền não, các pháp hữu lậu, chứng nhập niết bàn.

- Lại có 8 việc làm  cho người bố thí không được quả báo thù thắng.

  • Bố thí xong tìm lỗi người nhận
  • Khi bố thí tâm không bình đẳng.
  • Bố thí xong yêu cầu người nhận phục vụ mình.
  • Bố thí xong lại tự khen mình.
  • trước nói không có sau mới bố thí.
  • Bố thí xong đánh mắng chửi rủa.
  • Bố thí xong đòi trả gấp đôi.
  • Bố thí xong sanh tâm nghi ngờ,.

- Nếu sanh tâm mong cầu quả báo, sự bố thí thì chẳng khác gì làm việc đổi chác.

- Bố thí cho súc sanh được phước trăm lần. bố thí kẻ phá giới được phước ngàn lần, bố thí người trì giới được phước gấp mười vạn lần bố thí cho hàng Thanh Văn…cho đến bố thí cho Phật được phước vô lượng, nay ta vì ông mà phân biệt các loại phước điền. Nếu có thể chí tâm  phát lòng thương xót rộng lớn bố thí cho súc sanh hoặc chuyên tâm cung kính cúng dường chư Phật hai phước báu này bằng nhau không khác. (phước báu bố thí luôn tùy thuộc vào sự thanh tịnh của tâm địa khó phát khởi mà thành tựu hơn kém). “Ta bố thí cho ông Xá-lợi-phất, ông Xá-lợi-phất cũng lại bố thí cho ta, thế nhưng ta được nhiều phước hơn ông ấy”.

- Người phát tâm cúng dường khi đã được hứa khả thọ nhận, việc thọ dụng dù có thế nào, phước báu đã được quyết định.

- Có 3 sự bố thí căn bản:

+ 1. Bố thí cho người nghèo vì lòng thương xót.

+ 2. Bố thí cho kẻ oán thù không cần đền ơn.

+ 3. Bố thí cho bậc phước điền tâm vui mừng cung kính.

- Nếu có người giàu có trong vô lượng đời thường cúng dường Tam bảo tuy được vô lượng phước đức nhưng không bằng khuyên người khác cùng làm việc thiện.

- Nếu người có tài sản tham tiếc không bố thí hoặc ngại vật bố thí ít ỏi, hư xấu bèn hổ thẹn không đem bố thí, người ấy tự làm tăng trưởng sự nghèo khổ trong đời sau.

- Người trí có 3 hạng;

+1. Có thể xả bỏ bố thí vật ngoại thân.

+2. Có thể bố thí thân mạng (vong thân).

+3. Sau khi bố thí tài sản, thân mạng lại còn giáo hóa chúng sanh.

(Giáo hóa bằng cách khuyên phát tâm quy y Tam Bảo, thọ trì trai giới, nếu không thể phát tâm nên bảo họ nói theo câu: các pháp vô thường, khổ, không, vô ngã, niết bàn tịch tịnh. Nếu vẫn không thể nói thì nên bảo họ nói câu : Các pháp đều không riêng có tự tính, sau đó bố thí, người giáo hóa ấy được gọi là đại thí chủ).

 

20./ PHẨM THANH TỊNH TAM QUY Y.

Phật dạy nếu có người đến cầu thọ giới bồ-tát trước nên cho họ thọ tam quy, bởi phát nguyện thọ tam quy mới sanh được 4 lòng tin bất hoại.

- Người trí quán sát  sâu xa tối thắng trí tuệ giải thoát của Như Lai, ngài có thể làm khô cạn được biển lớn sanh tử khổ não của tất cả chúng sanh. Ba nghiệp Như Lai luôn tịch tỉnh, vì thế nên phát nguyện quy y Phật.

- Người trí quán sát  thâm sâu các pháp sanh tử là tập hợp của các khổ, chỉ có chánh pháp vô thượng mới có thể đoạn trừ, vì thế nên phát nguyện quy y pháp.-

- Người trí quán sát các bậc tăng già trong chánh pháp tâm thường tịch tịnh, tâm từ bi, sống thiểu dục tri túc, tu tập chánh đạo, giải thoát chân chính, lợi mình, lợi người vì thế nên phát nguyện quy y tăng.

Sau khi phát nguyện quy y Tam Bảo rồi tuyệt đối không nương theo ba ác đạo làm tổn hại đời sống tu tập.

21./ PHẨM BÁT QUAN TRAI GIỚI.

Thiện Sinh bạch Phật: Bạch Thế Tôn nếu có người thọ tam quy y và bát quan trai giới người ấy sẽ được những quả báo gì?

- Thiện nam tử nếu có người thọ tam quy và bát quan trai giới phải biết rằng người ấy sẽ được quả báo không thể cùng tận.

- Trong nước Ca-lăng-già có kho báu là tân-già-la, nước Tỳ-đề-ha có kho bàu lục-ca, nước Ba-la-nại có kho báu là khương-khê, nước Càn-đà-la có kho báu là y-la-bát-đa. Tất cả nhân dân các nước đó  trong 7 năm đem vô số phương tiện đến để chuyên chở vẫn không thể hết. Nếu có người chí tâm thọ trì tam quy và bát quan trai giới người ấy sẽ được công đức  còn nhiều hơn của cải trong các kho báu kể trên.

- Dù cho thọ bát quan trai giới cả trăm năm vào thời đức Phật Di Lặc ra đời không bằng trong thời hiện tại thọ bát quan trai giới trong một ngày một đêm.

22./ PHẨM NGŨ GIỚI.

Thiện Sinh bạch Phật: Bạch Thế Tôn ai là người được pháp tam quy?

- Này Thiện Sinh người nào tin nhân quả, tin pháp tứ đế, tin có sự đắc đạo, người đó được tam quy.-

- Phải nên quán sát rằng giới Ưu-bà-tắc có vô lượng quả báo công đức, có thể trừ diệt vô lượng ác pháp, chúng sanh thọ vô lượng khổ não, thân người khó được, lục căn khó đủ, lòng tin khó sinh, bạn lành khó gặp, chánh kiến khó có, cha nh1 pháp khó nghe, thọ trì khó làm, tự tại khó thấy.

- Giới có hai loại: giới thế gian và giới giải thoát (giới đệ nhất nghia). Nếu thọ trì không nương vào Tam Bảo gọi là giới thế gian, giới thế gian không bền chắc vì thế trước tiên phải quy y Tam bảo rồi sau mới thọ giới.

- Giới pháp của Phật tất cả chúng sanh hữu tình và vô tình đều có thể đắc được giới thể. Chúng sanh vô biên nên giới thể cũng vô biên.

- Năm giới ưu-bà-tắc là 5 sự bố thí lớn, 5 giới ấy khiến cho chúng sanh xa lìa được sự sợ hãi, 5 loại bố thí này dễ làm không phải tốn kém tiền bạc vật chất lại được vô lượng công đức, 5 giới này lại là nền tảng cho tất ca các quả vị trong Phật pháp.

- Có 5 giới thiện thường vây quanh giới pháp làm cho nó tăng trưởng không ngừng đó là: Từ, Bi, Hỷ , Nhẫn và Tín. Người nào có thể phá tan tà kiến sâu nặng, tâm không nghi ngờ thì sẽ đầy đủ chánh niệm, các pháp trang nghiêm  xa lìa ác giác quán.

- Pháp ngũ giới này có 5 loại quả báo: 1. vô tác, 2. báo quả, 3. dư quả, 4. tác quả, 5. giải thoát quả. Ngưởi thọ ngũ giới phải nên biết người đó sẽ được 5 loại quả báo như thế.

23./ PHẨM THI LA BA-LA-MẬT.

 Bồ tát làm thế nào để được tâm bất thối trên đường hướng đạo bồ-đề?

- Này thiện nam tử muốn tâm bất thối nên tu tập 4 pháp:

  1. Dù bị khổ lớn không làm sai chánh pháp.
  2. Khi được thự tại lớn thường tu nhẫn nhục
  3. Tuy sống nghèo mà thường hay bố thí.
  4. Khi tuổi còn trẻ thường ham thích xuất gia.

- Bồ-tát đầy đủ 4 pháp như thế lại còn khởi nghĩ: Giới là pháp căn bản đầu tiên dẫn đến con đường giải thoát giác ngộ, là vết chân của chư phật trong ba thời, là căn bản của vô lượng công đức, là phước đức của nhơn thiên do duyên này nên phải quyết tâm thọ trì không hủy phạm.

- Sau khi thọ giới rồi nếu điều không nên làm  lại cố làm đều không nên nghĩ lại cố nghĩ sống giải đãi, buông lung đây gọi là giới dơ nhớp.

- Nếu có người không muốn trong sinh tử trói buộc lâu dài, thấy rỏ lỗi lầm của sanh tử, biết rỏ sự vui của trời người chẳng khác sự thống khổ của cảnh giới địa ngục, thương xót chúng sanh, đầy đủ chánh niệm, vì muốn hành trì như pháp nên thọ cấm giới không phóng dật buông lung, thường biết hối hận và hổ thẹn với chính mình, hết lòng sám hối  khi sai phạm không để tái khởi, đây gọi là giử giới thanh tịnh.

- Người trí sau khi thọ giới rồi không làm điều ác vì 3 lý do:  1. Là vì mình. 2 Là vì người khác. 3 Là vì chánh pháp.

- Có pháp là giới mà không phải ba-la-mật, có pháp là ba-la-mật mà không phải là giới, có pháp vừa là giới vừa là ba-la-mật, có pháp chẳng phải giới cũng chẳng phải ba-la-mật.

- Giới pháp như vậy gồm đủ vô lượng pháp lành, vô lượng quả báo, vô lượng cấm giới. do nhân duyên này mà được trang nghiêm bồ-đề.

- Bậc đại bồ-tát sau khi thọ giới miệng không nói ác, tai không thích nghe điều ác, không thích nói và nghe chuyện thế gian, không vọng tưởng buông lung, không gần bạn ác, Đây gọi là giới lặng thanh tịnh.

- Người nào có thể giử gìn các căn không thể làm điều ác, có thể kham nhẫn được sự thống khổ mà không làm việc sai quấy để mưu cầu sự sống. nên biết người ấy có thể đầy đủ thi-la ba-la-mật.

 

24./ PHẨM NGHIỆP.

 Lúc đức Phật chưa ra đời các bậc Đại Bồ-tát lấy gì làm giới pháp?

- Lúc chư Phật chưa xuất thế , chưa có tam quy cùng giới pháp chỉ có 10 pháp lành mà người trí dùng đó làm phương tiện tu tập cầu sự giác ngộ. 10 pháp lành này chỉ có chư Phật mới có thể phân biệt, giảng nói và được lưu truyền từ thời Phật quá khứ đến nay.

- Tất cả do tâm tưởng tạp loạn mà có phiền não tạp loạn, vì phiền não tạp loạn mà tạo nghiệp tạp loạn nên sinh vào các cõi tạp loạn, do các cõi tạp loạn mà thọ thân tạp loạn. Khi thọ thân tạp loạn từ đó mà thấy hình sắc tạp loạn bèn suy ngẫm điều ác, sự nghĩ ác này gọi là vô minh, do vô minh sanh mong cầu gọi là ác, do ác mà tạo tác nên được gọi là nghiệp, do nghiệp nên thọ nhận quả báo.

- Người trí quán sát thấy rỏ chỉ có 10 nghiệp lành mới có thể diệt trừ được tất cả chướng ngại phiền não trói buộc thế nên phải tinh tấn tu tập pháp thập thiện này.

-  Trong 10 nghiệp đạo này  mỗi nghiệp đều có 3 phần: 1. Là văn bản, 2 . Là phương tiện, 3. Là đã thành.

- Trong 10 nghiệp đạo này hoặc khi có tác sắc mà không có vô tác sắc hoặc gồm cả hai phần tác và vô tác sắc.

- Trong 10 nghiệp này, mỗi nghiệp có 3 loại: 1. Là tâm tham, 2. Là tâm sân, 3. Là tâm si mà sinh khởi.

- 10 pháp lành  này trong 3 châu đều đủ, riêng Bắc-cu-lô châu (uất-đan-việt) chỉ có 4 pháp. Chúng sanh cõi địa ngục chỉ có 5 pháp.

- Tác sắc, biểu sắc, biểu nghiệp, tác nghiệp là nghiệp biểu lộ ra ngoài làm cho người khác biết được. Vô tác sắc, vô biểu sắc, vô biểu nghiệp, vô tác nghiệp: Nghiệp không biểu lộ ra ngoài cho người khác biết.

- Chúng sanh tạo tội phàm có hai loại: ác giới và không giới ác giới rất sâu nặng, không giới khi tạo tác mới phạm. Thế nên tâm là căn bản của pháp thiện hay bất thiện.

- Do quán sát pháp lành nên không tạo nghiệp ác đây gọi là “giới đúng như chánh pháp”.Nếu từ người khác mà được giới thể đây gọi là thọ giới.

- Ác giới có thể bị xả trong 4 trường hợp: lúc thành người 2 căn, lúc mạng chung, lúc thọ thiện giới, lúc đoạn trừ kiết phược của cõi dục.

- Ruộng phước thế gian có 2 loại: ruộng công đức và ruộng báo ân. Nếu giết hại 2 ruộng này tức phạm tội ngũ nghịch.

- 5 tội nghịch này, tội giết cha nhẹ hơn tội giết mẹ, làm thân Phật chảy máu nặng hơn giết A-la-hán, phá hòa hợp tăng nặng hơn làm thân Phật chảy máu.

- Việc làm chỉ là yếu tố, do tâm lực mà có quả báo nặng nhẹ.

- Nghiệp có 4 loại quả báo: quả báo hiện đời, quả báo đời sau, quả báo nhiều đời sau, không có quả báo.

- Lại có 4 loại quả báo; thời gian nhất định quả báo không nhất định, quả báo nhất định thời gian không nhất định, quả báo và thời gian đều nhất định, quả báo và thời gian đều không định.

- Nghiệp của chúng sanh có nặng, có nhẹ, tùy nhân duyên mà cảm thọ quả báo. Nếu như có người biết tu tập giác ngộ người ấy có thể chuyển được nghiệp quả cho chính mình từ nặng thành nhẹ, từ nhẹ được tiêu trừ.

- Nếu như có đủ ác nghiệp cõi dục, bậc A-na-hàm hoặc A-la-hán có thể huyển đổi quả báo đời sau thành hiện tại để kết thúc quả chứng.

- Chúng sanh tạo nghiệp bất thường, khi đầy đủ, khi không đầy đủ, vì thế tuy nghiệp nhỏ mà quả báo lớn hoặc nghiệp lớn mà quả báo nhỏ.

- Đời người cùng thọ 2 lại quả báo thiện và bất thiện nên Phật dạy có 4 loại nghiệp: nghiệp đen thọ quả báo đen, nghiệp trắng thọ quả báo trắng, nghiệp tạp thọ báo tạp, nghiệp không đen trắng không thọ quả báo ( nghiệp vô lâu.

- Trong các sự tạo tác không gì hơn ý niệm, nghiệp tạo thành phiền não, phiền não tạo thành nghiệp, nghiệp tạo thành thân…như thế mà luân chuyển.

- Thậpthiện nghiệp có 3 điều: ngăn chận phiền não, sinh khởi tâm lành, tăng trưởng giới pháp.

- Giới gọi là “chế phục” (hay ngăn được ác pháp, còn gọi là “chật hẹp” ( không dung chứa điều ác), còn gọi là “mát mẻ” (hay ngăn được phiền não), còn gọi là “lên” (làm chúng sanh được thăng tiến), còn gọi là “học’ (tìm cách điều phục tâm).

- Tác nghiệp chỉ thành tựu trong 2 thời là quá khứ và hiện tại, còn vô tác nghiệp thì cả 3 thời đều thành tựu.

 

25./ PHẨM NHẪN NHỤC BA-LA-MẬT.

Làm thế nào để nhẫn nhục ba-la-mật?

- Có 2 lại nhẫn nhục: nhẫn nhục thế gian và nhẫn nhục xuất thế gian: Nếu như có thể chịu đựng được sự đói khát, nóng lạnh, khổ vui, đây là nhẫn nhục thế gian nếu như có thể nhẫn thọ: tín , giới, thí, tín pháp, trí tuệ, chánh kiến, nhẫn thọ sự nhục mạ, đánh đập, chửi mắng, ác pháp, tam độc…tất cả đều có thể nhẫn thọ, đây là nhẫn nhục xuất thế gian.

- Có nhẫn nhục mà không phải ba-la-mật, có ba-la-mật mà không phải nhẫn nhục, có vừa nhẫn nhục vừa ba-la-mật, có vừa không phải nhẫn nhục và cũng không phải ba-la-mật. nhẫn nhục không phải ba-la-mật là nhẫn nhục Thế gian, Thanh văn, Duyên giác. Ba-la-mật mà không phải nhẫn nhục như thiền ba-la-mật, nhẫn nhục ba-la-mật như bị người chặt tay chân, đầu, mắt mà không khởi tâm sân hận. hoặc các pháp ba-la-mật khá. Không phải nhẫn nhục cũng không giải thoát như sự bố thí, trì giới của hàng Thanh văn, Duyên giác..

- Nếu muốn tu nhẫn nhục trước tiên phải trừ diệt tâm kiêu mạn, tâm sân hận và si mê, không chấp tướng ngã và ngã sở cùng tướng thường hằng của chủng tính. Nếu có thể quán sát được như thế nên biết người đó có thể tu pháp nhẫn nhục.

- Có 5 điều kiện để tu pháp nhẫn nhục: 1. Không trả thù kẻ làm ác với mình. 2. Quán xét sự vô thường, 3. Tu tập từ bi, 4. Tâm không buông lung, 5. Đoạn trừ tâm giận dữ.

26./ PHẨM TINH TẤN BA-LA-MẬT.

Nhân chính để tu hạnh 6 pháp ba-la-mật của bậc Đại Bồ-tát là gì?

- Nếu có chúng sanh chuyên tâm cần mẫn diệt trừ điều ác đã làm, ngăn chận điều ác chưa làm, điều thiện chưa sinh làm cho sinh, điều thiện đã sinh làm cho tăng trưởng. Đây gọi là tinh tấn, là nhân chính của pháp tu lục độ.

- Tinh tấn có 2 loại; chánh và tà. Bồ-tát sau khi xa lìa các ác pháp tu tập tín, thí, giới, văn tuệ, từ bi gọi là chánh tinh tấn.

- Có tinh tấn mà không phải ba-la-mật, có ba-la-mật mà không phải tinh tấn, có tinh tấn và ba-la-mật, có không tinh tấn và không ba-la-mật.

Tinh tấn mà không phải ba-la-mật là tinh tấn làm thiện của thế gian, tinh tấn của Thanh văn, Duyên giác. Ba-la-mật mà không phải tinh tấn như bát nhã ba-la-mật. Có tinh tấn vừa ba-la-mật như 5 ba-la-mật; bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định. Không phải tinh tấn và không ba-la-mật như: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, thiền định, trí huệ, tất cả pháp lành của phàm phu, thanh văn, duyên giác.

 

27./ PHẨM THIỀN BA-LA-MẬT.

Bồ -tát tu tập thiền định ba-la-mật thế nào?

- Thiền định tức là giới, từ, bi, hỷ. xả, xa lìa kiết phược, tu tập pháp lành, đây gọi là thiền định.

- Bồ tát muốn được thành tựu thiền ba-la-mật trước phải nên gần gủi thiện tri thức  tu tập các phương tiện để thành tựu tam muội, tùy thuận lời dạy của bậc sư trưởng, tu các pháp lành, tâm không trệ mắc, chánh niệm vững vàng, biết rõ lỗi lầm của muôn pháp, nên biết kẻ ấy có thể chứng được pháp thiền định.

- Tất cả tam muội đều là căn bản của tất cả pháp lành nên cần phải nhiếp tâm, tam muội còn được gọi là sự trang nghiêm của bồ-đề.

- Thân tâm được an lạc ấy gọi là tam muội, tam muội này có 4 loại: 1. Từ sự ham muốn, 2. Từ sự tinh tấn, 3. Từ tâm niệm, 4. Từ trí tuệ. Do 4 duyên này được tăng trưởng tất cả thiện pháp.

- Thiền định được phát sinh bởi 3 pháp: 1. Từ  nghe pháp, 2. Từ sự tư duy, 3. Từ sự tu tập. Do tam muội này được vô lượng thần thông, vô lượng trí tuệ, những pháp này có thể là phương tiện để điều phục chúng sanh.

- Lòng từ bi có thể đoạn trừ được các pháp bất thiện, Người muốn tu tập tâm từ trước tiên phải thực hành với những chúng sanh thân thích, sau đó dần đến những kẻ oán thù, rốt ráo là oán thân bình đẳng. trong pháp tứ vô lượng tâm đều lưu xuất từ các pháp tam muội.

- Có thiền định mà không phải ba-la-mật, có ba-la-mật mà không phải thiền định, có thiền định vừa ba-la-mât, có vừa không phải thiền định vừa không ba-la-mật. thiền định không phải ba-la-mật như thế gian thiền, Thanh văn, Duyên giác. Ba-la-mật không thiền định như bố thí, trì giới…thiền định vừa ba-la-mật như kim cương tam muội. vừa không phải thiền định và không ba-la-mật như các thiện pháp phát sanh từ văn tư của tất cả chúng sanh, cùng Thanh văn, Duyên giác.

28./ PHẨM BÁT NHÃ BA-LA-MẬT.

Bồ-tát tu bát nhã ba-la-mật như thế nào?

- Nếu có bồ-tát tu bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, biết cung kính Tam Bảo, biết rỏ các pháp thiện ác, biết rỏ nhân quả, các pháp phương tiện, căn bản ấy là hàng chúng sanh trí tuệ.

- Trí tuệ có 3 thứ: 1. Từ văn phát sanh, 2. Từ tư phát sinh, 3. Từ tu phát sinh. Từ văn tư mà rỏ nghĩa gọi là từ văn phát sinh, từ suy gẫm mà rỏ nghĩa gọi là từ tư phát sinh, từ tu tập mà rỏ nghĩa gọi là từ tu phát sinh

- Có thể đọc tụng 12 phần giáo của Như Lai phá trừ lưới nghi, đọc tụng tất cả thế luận, thế sự, khéo phân biệt các nẽo tà chánh, nhân quả, chử nghĩa của tín, nhập, giới, thiện ác, vô ký, kiến đạo, kiến đạo, tu đạo, khéo phân biệt như thế gọi là trí tuệ.

- Có trí tuệ mà không phải ba-la-mật, có ba-la-mật mà không phải trí tuệ, có trí tuệ vừa là ba-la-mật, có vừa không phải trí tuệ không phải ba-la-mật. trí tuệ không phải ba-la-mật như trí tuệ của thế gian, Thanh văn, Duyên giác. Ba-la-mật không phải trí tuệ, không có nghĩa này. Trí tuệ vừa là ba-la-mật là tất cả 6 ba-la-mật. vừa không phải trí tuệ, không phải ba-la-mật như bố thí, tinh tấn, trì giới của hàng Thanh văn, Duyên giác.

- Nếu có người siêng năng tu tập 6 pháp ba-la-mật, thì đó là người cúng dường được 6 phương khiến có thể tăng trưởng được tài sản và thọ mạng.

- Sau khi Phật nói pháp xong, 1000 vị Ưu-bà-tắc, trưởng giả thiện sinh… phát tâm A-nậu-a-la-tam-miệu-tam-bồ-đề. Sau khi phát tâm tất cả đều từ chổ ngồi đứng dậy kính lễ đức Phật rồi trở về bổn xứ./.

CHUNG

                                                                                                    Soạn xong 06.02.Ất Mùi (2015)

                                                                                                                     Thích Minh Bảo

digg delicious stumbleupon technorati Google live facebook Sphinn Mixx newsvine reddit yahoomyweb