Những bài văn hay: BÀI SỐ 3
BÀI SỐ 3:
Bàì thi của em: Nguyễn Cao Minh Thư, GĐPT Khánh An.
Đề 1: Em hãy ghi lại một kỷ niệm ấn tượng nhất về “tình mẹ” đã dành cho em .
BÀI LÀM
Tình mẹ thường được ông cha ta nói đến trong câu ca dao:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chử hiếu mới là đạo con.
Qua đó cho ta thấy tình mẹ vô cùng rộng lớn, cho ta hiểu một điều rằng: Tình mẹ không có gì để cho ta có thể đền bù được, dưới đây là câu chuyện mà mẹ tôi đã để lại cho tôi một ấn tượng sâu sắc mà tôi không thể quên được. Câu chuyện xảy ra vào cái năm đầu tiên tôi mới đến trường nhập học.
Vì gia đình gặp khó khăn nên ba mẹ quyết định chuyển nhà cho tôi về ở với ngoại. Ở quê cuộc sống cũng chẳng khá lên nhưng mẹ tôi vẫn cố gắng nạp đơn cho tôi vào một ngôi trường danh tiếng gần nhà để tôi được tiếp tục đến trường. Ngày đến trường nạp đơn, tôi theo mẹ đến trường, khi đến trường bước vào phòng hiệu trưởng mẹ tôi nhẹ nhàng đặt tệp đơn và học bạ của tôi lên bàn thầy. Sau một hồi nói chuyện với thầy hiệu trưởng tôi chợt nhận ra trên khuôn mặt mẹ một nỗi lo âu sau khi nghe thầy hiệu trưởng dặn dò nội quy, thầy nói:
- Chị à, tôi biết trường ở đây không được như bao ngôi trường khác nên tôi dặn chị điều này, ở đây mỗi tháng phụ huynh 15kg gạo cho nhà trường để đầu bếp của nhà trường nấu cơm cho các em ăn.
Nghe thầy nói thế, mẹ tôi vẫn dịu dàng nở nụ cười hiền từ để nói chuyện như tỏ ra mẹ không sao. Tôi thấy thương mẹ lắm! Vào mùa lúa đầu tiên mẹ tôi gặp phải một căn bệnh nặng đó là căn bệnh phong thấp đã làm mẹ tôi liệt đi một chân không xuống ruộng cày cấy được. Thương mẹ vất vả tôi nói với mẹ.
- Mẹ ơi! Con..con… sẽ nghỉ học ở nhà làm ruộng thay mẹ.
Mẹ tôi hiền từ xoa đầu tôi rồi nói:
- Con à, con có lòng thương mẹ như vậy là mẹ rất vui nhưng con phải tiếp tục đi học, con phải đi học thì con mới có được tương lai tươi đẹp sau này. Con phải nghe lời mẹ.
Tôi tỏ ra ngang bướng, cứng đầu, lì lợm không chịu nghe lời mẹ, đến khi mẹ tôi đưa tay tát một cái thật mạnh vào má tôi mới sửng người lại. Đây cũng là cái tát đầu tiên mà tôi phải nhận.
Sau khi tát tôi, mẹ tôi ngồi thụp xuống đất khóc nức nở khiến tôi cũng rưng rưng khóc theo, thương mẹ tôi chấp nhận nghe lời mẹ vào trường nhập học. Thời gian trôi qua rất nhanh, ngày qua ngày, thế là cũng đến buổi lễ tổng kết. Tôi đã cố gắng học theo lời mẹ dặn trước khi vào học và rồi kết quả cuối năm tốt đẹp, tôi được xướng tên đầu bảng của nhà trường. buổi lễ tổng kết vẫn diễn ra như mọi năm nhưng thật lạ một điều là trên góc sân khấu có đặt ba bao tải xù xì được cột nơ đỏ xinh xắn đặt ở nơi mà ai cũng dễ dàng nhìn thấy, mọi học sinh và tất cả phụ huynh ai ai cũng bàn tán xôn xao, tò mò không biết bên trong chứa gì. Một hồi khá lâu thầy hiệu trưởng bước ra, thầy đề nghị tất cả im lặng, thầy nói:
- Thưa tất cả các bậc phụ huynh, cùng các em học sinh thân yêu, hôm nay tôi xin kể lại một câu chuyện có thật tại ngôi trường này về tình yêu thương vô bờ bến của một người mẹ tật nguyền hàng tháng đến phòng giáo vụ gặp thầy chủ nhiệm giáo vụ để nộp gạo. Khi cân bao gạo thì đủ 15kg, nhưng khi mở bao gạo ra kiểm tra thầy giáo phòng giáo vụ đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy trong bao gạo lẫn lộn đủ thứ vừa có gạo trắng vừa có gạo lức, vừa có gạo mốc xanh ốc đỏ, đã thế còn có cả ngô nữa! thầy giáo vô cùng tức giận liền nói:
- Chị à, gạo gì chúng tôi cũng đều nhận được cả nhưng làm ơn để riêng ra, chứ như thế này chúng tôi không thể nào nấu cho các em ăn được, vì thế lần sau chị làm ơn lưu ý giúp tôi việc này.
Người mẹ ngượng ngùng đỏ cả mặt, gục đều xuống đất không dám nhìn thầy. sau khi nộp xong người mẹ đã lắp bắp xin lỗi thầy rồi chào thầy rồi bước thấp bước cao ra về. Tháng sau và tháng tiếp đó vẫn thứ gạo đủ màu sắc, thầy giáo phòng giáo vụ liền ân cần hỏi người mẹ . Người mẹ chẳng giấu gì nên kể cho thầy nghe về câu chuyện đau thương của bà khi bà phải trải qua nhưng bà vẫn cố gắng chấp nhận lấy. Bà kể rằng, khi bà bị bệnh phong thấp nặng, chân cẳng không thể xuống ruộng cày cấy được nên cứ mỗi buổi sáng sớm khi trong xóm mọi người vẫn chưa tỉnh giấc thì bà đã lặn lội từng bước đi khắp nơi xin gạo về để mỗi tháng có thể có đủ gạo để nộp cho nhà trường vì bà yêu thương con, sợ con bà không được tiếp tục đi học, vì sợ con sẽ khổ nên bà đã chấp nhận tất cả các việc nặng nhọc để con có thể tiếp tục đến trường. Thầy giáo vô cùng xúc động trước tình mẹ dành cho con vô bờ bến này nên thầy đã thưa với thầy hiệu trưởng là tôi đây. Câu chuyện đã cho tôi vô cùng ngưỡng mộ người mẹ ấy, mặc dù bà không lành lặn nhưng bà vẫn chăm lo cho con đến cùng. Tình yêu của người mẹ này là vô tận không gì có thể thay thế hay đền đáp được. Tôi xin kể ra câu chuyện này để mọi người lấy đó làm gương.
Thầy hiệu trưởng hiền từ ân cần đi xuống nơi tôi đang ngồi nắm lấy tay tôi dắt tôi tiến lên sân khấu và từ xa xa ngoài cổng trường hình dáng người mẹ thân yêu đang xiêu vẹo từng bước đi cực nhọc để tiến vào sân khấu và kế bên đó là thầy phòng giáo vụ đang ân cần dìu mẹ lên. Nhìn mẹ, tôi thấy thương mẹ biết bao! Một người mẹ tật nguyền đã hy sinh tất cả cho tôi, nước măt tôi đã tuôn trào không ngớt, tôi kêu lên.
- Mẹ ơi, mẹ của con!
Tôi ôm chầm lấy mẹ, đây cũng là một ấn tượng đã in sâu vào tâm trí tôi khiến tôi không bao giờ quên được. tình mẹ vô bờ bến mà tôi đã nhận, tôi không biết phải làm sao để có thể đền đáp lại công ơn này.
Đó cũng là câu chuyện mà tôi luôn lấy đó làm động lực mỗi lúc hụt hẫng hay suy sụp trong học tập. Một điều mà tôi luôn muốn làm để đền đáp lại tình yêu thương mẹ dành cho tôi là tôi luôn cố gắng học tập thật giỏi để không khiến mẹ thấy thất vọng, tình yêu của mẹ dành cho con thật bao la vĩ đại. con yêu mẹ nhiều lắm, mẹ ơi!.
Nguyễn Cao Minh Thư, GĐPT Khánh An.
Ban Biên Tập: Bài thi này em Minh Thư đã ghi lại câu chuyện về tình mẹ thật cảm động tại Trung Quốc. Mặc dù đây không phải là câu chuyện của chính bản thân em nhưng nó đã ghi lại một tình thương bao la vĩ đại của người mẹ dành cho con. BBT đăng bài thi này để khích lệ tinh thần tìm học của em Minh Thư, đồng thời giới thiệu một câu chuyện cảm động về TÌNH MẸ đến với tất cả lam viên.
Phản hồi (0)
Trackbacks - Pingbacks (0)